Kỹ thuật trồng dưa lưới thu hoạch sau 3 tháng giúp ích cho Nhà nông

Sau 3 tháng gieo hạt, bạn đọc có thể thưởng thức những trái dưa lưới thơm, ngon, mát bổ nếu như áp dụng đúng những kỹ thuật trồng dưa lưới theo sự hướng dẫn của các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam.

Nội dung

Thay vì việc đi mua những trái dưa lưới không chắc chắn về chất lượng, giá thành đắt đỏ ở siêu thị hoặc chợ về thưởng thức, bạn đọc có thể tự tay trồng cây tại nhà bằng cách áp dụng một số kỹ thuật trồng dưa lưới đơn giản mà không cần phải tốn quá nhiều công sức hay thời gian.

Kỹ thuật trồng dưa lưới không cần quá cầu kỳ, chỉ cần chú ý các điều kiện sau:

Điều kiện thời vụ

Thông thường, dưa lưới thường được trồng được vào khoảng từ tháng 2 đến đầu tháng 3 và thu hoạch vào khoảng từ tháng 4-5. Ngoài ra, có thể trồng cây dưa lưới vào khoảng tháng 8-9 và thu hoạch vào tháng 11 – 12.

Khi quyết định tự trồng dưa lưới tại nhà, bạn đọc nên chú ý đến điều kiện thời vụ vì nếu trồng sai thời vụ cây sẽ khó phát triển, trái còi cọc.

Điều kiện ánh sáng

Dưa lưới rất ưa ánh sáng nên nếu trồng trọt loại cây này tại nhà, bạn đọc hãy tìm một khoảng diện tích có đủ ánh sáng như ban công, sân thượng để trồng. Không nên trồng cây tại nơi khuất bóng hoặc quá chật hẹp vì cây sẽ không thể lớn được.

Điều kiện đất trồng

Một trong những kỹ thuật trồng dưa lưới mà bạn đọc cần lưu ý chính là điều kiện về đất trồng. Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định cây có thể phát triển nhanh chóng hay không.

Điều kiện đất trồng cho dưa lưới

Đất dùng để trồng dưa lưới phải là đất sạch, có dịch trùn quế, phân trùn quế hoặc xơ dừa để giúp hạt nhanh chóng nảy mầm. Bạn đọc hoặc Nhà nông có ý định phát triển giống cây này thì đặc biệt lưu ý điều kiện về đất trồng này.

Kỹ thuật trồng cây dưa lưới

Kỹ thuật trồng dưa lưới tại nhà thực hiện như sau: Trước tiên, bạn đọc hãy đem hạt mầm đã chuẩn bị gieo vào chậu đất đã chuẩn bị, sau khoảng 1 – 2 ngày, khi hạt đã nảy mầm thì không nên tưới nhiều nước để tránh hạt bị úng. Nên trộn thêm phân trùn hoặc phân chuồng ủ mục vào đất trồng để bổ sung chất dinh dưỡng giúp hạt nhanh nảy mầm hơn. Khi cây ra lá thì thì đem trồng vào chậu lớn.

Dưa lưới không cần quá nhiều thời gian để chăm sóc. Trong thời gian cây con thì không cần tưới nhiều (2-3 ngày/lần), đến khi cây ra khoảng 3 – 4 lá thì mới pha thêm dung dịch để tưới cho cây khoảng 0,5 – 0,8 lít/ngày. Khi cây được 4 – 5 lá thì hãy làm giàn cho cây, có thể đóng cọc cho cây leo lên hoặc lấy dây ni-long buộc nhẹ vào hàng rào để cây bám vào và phát triển tốt.

Mặc dù các kỹ thuật trồng dưa lưới không cần quá cầu kỳ nhưng cần phải thực hiện đúng giai đoạn và phương pháp. Khi cây đã phát triển mạnh, muốn cây đậu quả thì phải ngắt hết những chiếc lá dưới gốc cây cho đến khi cây có khoảng 8 – 10 lá thì để lại, nách lá đầu tiên sẽ ra hoa cái. Nách phát triển dài ra thì tiếp tục bấm ngọn, chỉ nên để lại 1 hoa cái và 1 lá cạnh bông hoa cái đó, từ đây hoa sẽ nở và sẽ đậu quả. Bạn đọc có thể tìm hiểu, hỏi đáp và học tập những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng cây dưa lưới để giúp mang lại năng suất trồng cây cao nhất.

Kỹ thuật trồng dưa lưới thu hoạch sau 3 tháng giúp ích cho Nhà nông

Thu hoạch thành quả

Sau thời gian chờ đợi khoảng 3 tháng, những trái dưa lưới đầu tiên sẽ được thu hoạch. Dưa lưới sau khi hái về nên bảo quản tại nơi thoáng mát và khô ráo.

Trên đây là một số kỹ thuật trồng dưa lưới tại nhà giúp thu hoạch sau 3 tháng vô cùng bổ ích cho Nhà nông. Bạn đọc hãy ghi lại và áp dụng thử xem nhé, vô cùng thú vị đó.

Nguồn: Nongnghiepvietnam.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *