Trồng nấm sò là mô hình cùng nhà nông làm giàu hiệu quả tại nhiều tỉnh miền Bắc. Dưới đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm sò đạt hiệu quả nhất bà con có thể tham khảo.
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đỗ quyên ngày Tết
- Hướng dẫn cách trồng rau hữu cơ tại nhà đơn giản nhất
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt giúp người nông dân làm giàu hiệu quả
Nấm sò
Mùa vụ trồng nấm sò
Nội dung
Mùa vụ là yếu tố đầu tiên bà con cần quan tâm trong cách trồng nấm sò. Theo các chuyên gia tư vấn nông nghiệp, nấm sò có thể trồng quanh năm. Tùy vào điều kiện khí hậu và nhiệt độ từng vùng bà con có thể lên kế hoạch trồng nấm phù hợp. Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng nấm sò là từ 13- 20 độ C với nhóm giống chịu nhiệt độ lạnh và từ 24 – 28 độ C với nhóm giống chịu nhiệt độ cao.
Với điều kiện các tỉnh miền Bắc nước ta, thời vụ trồng nấm sò phù hợp nhất là từ tháng 8 năm trước đến tháng 4 sang năm.
Cách trồng nấm sò
-
Nguyên liệu
Lượng nguyên liệu tối thiểu cho một mùa vụ là 300kg, các loại nguyên liệu chính là rơm rạ, mùn cưa, bông phế thải…
Các bước xử lý nguyên liệu như sau: Dùng nước vôi để xử lý rơm rạ với tỷ lệ 4 kg vôi tôi/1.000l nước, ngâm trong vùng 15 – 10 phút rồi vớt ra để ráo nước. Kê kệ ủ vuông vắn, có cọc ở giữa để nấm thoát hơi, ủ rơm bằng cách rải từng lớp rơm lên kệ sau đó giẫm nhẹ, lấy giấy nilon bọc xung quanh để giữ nhiệt.
Cứ sau 3 – 4 ngày thì đảo đống ủ, kiểm tra độ ẩm cho đến khi rơm rạ đã chín đều thì cấy giống.
Ủ giống để trồng nấm sò
-
Cấy giống
Chuẩn bị : túi nilon gấp đấy, day chun, bông nút.
Cách cấy giống: Cho nguyên liệu vào túi, sao cho lớp rơm dày 5 – 7cm, sau đó rắc nấm xung quanh thành túi. Thực hiện 3 lớp như trên, trong đó lớp trên cùng rắc đều trên bề mặt sau đó lấy bông nút lại rồi nút chặt bằng dây chun.
Trọng lượng một bịch khoảng 2,4 – 2,7 kg, độ nén vừa phải. Đưa bịch giống vào nhà ươm đảm bảo điều kiện thoáng mát, sạch sẽ. Tỷ lệ cấy giống từ 4 – 4,5kg giống/100kg rơm).
-
Ươm giống và rạch bịch
Tùy thuộc vào thời tiết, bà con có thể tiến hành ươm giống trong thời gian từ 20 – 25 ngày.
Sau khi kiểm tra thấy sợi nấm ăn xuống đáy bịch thì tiến hành rạch bịch. Bà con có thể tiến hành rạch từ 6 – 8 đường dài 6cm so le nhau để cây phát triển thuận lợi.
Nấm sò phát triển khi đã rạch bịch
Chăm sóc và thu hoạch nấm
Kỹ thuật chăm sóc nấm sò không quá phức tạp. Sau khi rạch bịch từ 4 -6 ngày, khi nấm bắt đầu mọc ra bên ngoài thì bà con có thể tiến hành tưới nước. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết nông vụ như độ ẩm, lượng nấm và thời tiết để điều chỉnh lượng nước tới phù hợp. Thông thường nên tưới nước cho nấm từ 4 – 6 lần/ngày dưới dạng phun sương.
-
Thu hoạch
Khi bầu nấm to bằng chén uống nước thì bắt đầu tiến hành thu hoạch nấm. Trong quá trình thu hoạch, cần phải hái hết phần gốc phía trên bịch nấm. Không thu hoạch hết 1 lúc mà chia thành 3 -4 đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 30 – 45 ngày, trong thời gian 3 ngày sau mỗi đợt thu hoạch không tưới nước cho nấm.
Sau mỗi đợt thu hoạch, bà con có thể dùng tay ép bịch nấm xuống rồi buộc sát vào nguyên liệu như lúc ban đầu, sau đó tiến hành chăm sóc và thu hái bình thường.
Việc trồng nấm đang trở thành một trong những cách thức làm giàu đang được lan rộng. Dưới đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm sò hiệu quả mà bà con có thể tham khảo để làm giàu từ cây nấm, mang lại thu nhập cho gia đình và địa phương.
Hoàng Thu – Nongnghiepvietnam.edu.vn