Điểm mặt những căn bệnh thường gặp trên cây cà chua

Cà chua là cây trồng đem lại năng suất cao những rất dễ mắc sâu bệnh. Vì thế bà con nông dân cần nắm bắt được những căn bệnh thường gặp để có hướng điều trị sâu bệnh kịp thời.

Nội dung

Điểm mặt những căn bệnh thường gặp trên cây cà chua

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, cà chua là loại rau ăn trái rất được ưa thích vì nhiều dưỡng chất và dễ chế biến, đồng thời có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Đây là cây trồng cho năng suất cao, do đó thường được trồng rộng rãi. Tuy nhiên bà con nông dân cần nắm được các căn bệnh thường gặp trên cây cà chua để có hướng điều trị kịp thời.

Bệnh héo xanh

Bệnh héo xanh ở cà chua do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra. Bệnh có thể gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây cà chua, nhưng thường hại nhiều ở giai đoạn ra hoa kết quả đến khi quả già. Nếu bị nhiễm bệnh cây sẽ héo rũ rất nhanh, gục xuống và chết.

Để hạn chế tác hại của bệnh cần áp dụng nhiều biện pháp một cách đồng bộ và hợp lý trong hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp bằng cách sử dụng giống cây khỏe, bón phân và tưới tiêu hợp lý, nhổ bỏ cây bị sâu bệnh hại.

Bệnh sương mai ( hay bệnh héo muộn)

Bệnh sương mai trên cà chua là do Phytophthora infestans gây ra. Bệnh gây hại trên thân, lá và quả trong điều kiện nhiệt độ thấp và độ ẩm cao. Ban đầu những vết bệnh có màu nâu đen, nếu trời ẩm trên bề mặt vết bệnh có lớp tơ màu trắng bao phủ, bệnh nặng sẽ làm thối nhũn. Nếu thời tiết khô, vết bệnh cũng khô ròn dễ vỡ. Trên quả cà chua bệnh thường gây hại ở vùng cuống, và thường làm quả dễ rụng.

Theo các chuyên gia tư vấn nông nghiệp, biện pháp phòng trị bệnh là chọn thời điểm trồng cây phù hợp, không trồng với mật độ dày và bón phân tưới tiêu hợp lý.

Cà chua là cây trồng đem lại năng suất cao

Bệnh thán thư

Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum phomoides gây ra. Bệnh thường gây hại trên quả đang hoặc đã chín, thỉnh thoảng thấy xuất hiện trên quả già khi có mưa nhiều hoặc độ ẩm không khí cao. Bệnh gây hại nặng trong mùa mưa, hoặc ruộng tưới nhiều nước.

Biện pháp phòng trừ là thu gom và tiêu huỷ các quả bị bệnh. Chọn giống ít nhiễm bệnh, hoặc tránh cây cho quả vào lúc mưa nhiều. Trồng thưa và làm giàn chống đỡ tạo sự thoáng khí cho cây.

Khi bệnh gây hại cho cây thì phun trị bệnh bằng một trong các loại thuốc BVTV Ridomil 72 WP, Copper B 75 wp, Benlate 50 WP, Daconil 75 WP, Mancozeb MZ 72 wp. Curzate M8 72 WP, Antracol 70 WP… 0,2 – 0,4%.

Bệnh đốm quả

Bệnh đốm quả do nấm Stemphylium sp. gây ra, chúng gây hại cho tất cả các giống cà chua, nhưng nàng nhất là nhóm giống quả dài, vỏ mỏng. Vết bệnh đầu tiên có màu nâu, tròn, lõm xuống, bên trong vết bệnh có màu xám trắng, viền màu nâu. Ở vết bệnh cũ toàn bộ vết bệnh có màu đen.

Biện pháp phòng trị bệnh là tránh trồng những giống cà có vỏ mỏng trong mùa mưa. Trồng với khoảng cách hợp lý, làm giàn đỡ cây để tạo điều kiện thông thoáng dưới tán cà. Bà con nông dân có thể kết hợp phun một trong các loại thuốc sau : Copper B 75 WP, Benlate 50WP, Derosal 60 WP, Score 250 EC với liều lượng 10 -20cc/10 lít, phun 7 – 10 ngày/lần.

Cà chua là cây trồng cho năng suất cao, tuy nhiên bà con nông dân cần nắm được một số căn bệnh để có hướng chăm sóc và trị bệnh, đảm bảo năng suất cho mỗi vụ mùa.

Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn – Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *