Ngoài việc chọn lựa thời vụ cũng như loại giống cây đất trồng, bà con nông dân cần phải nắm được quy trình bón phân cho mô hình trồng nho sạch mới đem lại hiệu quả năng suất cao.
Nội dung
- Dấu hiệu nhận biết bệnh đốm rong hại cây bưởi
- Phương pháp phòng trị bệnh chết nhát trên cây lạc
- Nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh cho vụ lúa Đông Xuân
Quy trình bón phân cho mô hình trồng nho sạch
Theo các chuyên gia tư vấn nông nghiệp, điều kiện quyết định cho việc trồng nho là khí hậu khô, độ ẩm không khí thấp, lượng mưa ít, nếu mưa nhiều, kéo dài dễ làm bệnh phát triển mạnh.Chính vì thế, bà con nông dân nên trồng nho vào các tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau, tốt nhất là sau khi mùa mưa kết thúc. Loại đất trồng nho thích hợp là đất thịt, thịt pha cát, độ pH = 6 – 7. Đất trồng phải cao thoáng, thoát nước tốt, có hệ thống tưới tiêu thuận lợi. Nếu độ pH dưới 5 phải bón thêm vôi.
Khoảng cách trồng nho
Khoảng cách trồng cây hàng cách hàng 2,5m, cây cách cây 2m (mật độ 2.000 cây/ha), đào hố 50 x 50 x 50cm, bón lót 8 – 10kg phân hữu cơ cho 1 hố. Khi cây nho cao 25 – 30cm, tiến hành cắm cọc làm giàn và cột cây nho vào cọc theo hướng thẳng góc với giàn nho. Nên làm giàn lưới cho nho leo, độ cao của giàn khoảng 1,8 – 2m để tiện việc đi lại, chăm sóc. Cây nho cần khoảng 10 – 12 tháng để tạo bộ tán, leo giàn. Thời kỳ này loại phân thích hợp là NPK (20-20-15) + TE Đầu Trâu.
Nho là nông sản đem lại năng suất cao
Quy trình bón phân cho mô hình trồng nho sạch
Những tháng đầu sau trồng nho có thể pha 30 – 50g phân với 10 lít nước tưới đều vào vùng rễ nho. Các tháng sau có thể bón trực tiếp vào đất với lượng 75 – 100kg/ha/lần, định kỳ 1 – 1,5 tháng/lần, bón kết hợp xới đất phá váng và vùi lấp phân bón. Khi cây nho vượt khỏi giàn 30 – 40cm có thể tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 1, tốt nhất là chọn 2 – 3 cành cấp 1 khoẻ. Tạo cành cấp 2 khi cành cấp 1 dài khoảng 120cm, bấm ngọn cành cấp 1 chừa lại 40cm.
Bón phân cho nho thời kỳ kinh doanh (tính cho 1.000m2 và 1 vụ): Phân hữu cơ sinh học (HCSH) chuyên dùng cho nho NPK là 5-3-4, liều lượng sử dụng là 400kg và vôi CaCO3: 100kg.
- Bón lót đợt 1 sau khi thu hoạch xong vụ trước 100kg vôi CaCO3 và 130kg phân HCSH. Bón phân bằng cách rãi đều, sau đó dùng cuốc xới nhẹ chôn vùi phân vào đất, sau đó tưới nước ngay. Bón phân tới đâu xới tới đó, không phơi phân dưới ánh sáng mặt trời làm giảm hiệu lực của phân.
- Bón lót đợt 2 trước cắt cành 10 – 12 ngày 120kg phân HCSH. Bón bằng cách cuốc lỗ cách nhau khoảng 20cm, sau đó lấp đất lại tưới nước. Bón lót đợt 3 khoảng 10 – 15 ngày sau khi đậu trái xong với liều lượng 150kg phân HCSH. Cách bón: Bón xung quanh gốc kết hợp xới xáo xung quanh vùng rễ, lần đầu cách gốc 20cm, các lần kế tiếp xới xa dần, bón xong tưới nước ngay.
Theo kinh nghiệm làm nông nghiệp nhà bạn Minh Huy, sinh viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bà con nông dân có thể phun thêm một số loại phân bón lá có hàm lượng calci cao như calci bore vào các giai đoạn trước khi nở hoa, sau đậu trái và lần cuối cùng là khi trái lớn để tăng dinh dưỡng cho cây nho. Hoặc phun sugar transfer 1 lần trước thu hoạch 70 ngày để tăng lượng đường và phẩm chất của trái.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn – Tổng hợp