Cách phòng và điều trị bệnh cháy lá chôm chôm

Cây chôm chôm là loại cây mang lại kinh tế cao và giá trị dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, cây chôm chôm là loại cây rất khó chăm sóc nếu không chăm sóc đúng cách cây rất dễ bị cháy lá. Vậy phòng và điều trị cháy lá chôm chôm như thế nào?

Nội dung

Nguyên nhân gây bệnh cháy lá

Nguyên nhân gây bệnh cháy lá

Theo một gia đình sinh viên Cao đẳng Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, bệnh vàng lá, cháy lá cây chôm chôm thường xuất hiện vào mùa nắng nóng và lây lan mạnh, nếu thời tiết khắc nghiệt kéo dài. Bệnh thường xuất hiện nhiều ở những vườn chăm sóc kém, bón phân không cân đối, không sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ.

Ngoài ra, bệnh cháy lá chôm chôm thường xuất hiện do nấm Pestalotia, Phomopsis… gây ra và xuất hiện vào mùa khô. Ngoài việc có thuốc điều trị thì cần có biện pháp canh tác phù hợp.

Triệu chứng bệnh cháy lá ở chôm chôm

Bệnh thường xuất hiện trên các lá trưởng thành, bệnh làm cho các lá già bị cháy, khô từ chóp lá lan dần vào trong, đôi khi cũng thấy vết bệnh bắt đầu từ hai bên mép lá lan dần vào trong. Ở mặt dưới của vết bệnh có thể nhìn thấy những ổ nấm màu đen.

Biện pháp khắc phục bệnh cháy lá ở chôm chôm

Biện pháp khắc phục bệnh cháy lá ở chôm chôm

Các chuyên gia tư vấn nông nghiệp cho biết, khi thấy hiện tượng cây chôm chôm bị cháy là cần có biện pháp khắc phục cho vườn cây chôm chôm ngay, để tránh lây lan bệnh. Nên cắt cành tạo tán lại, đồng thời sử dụng NPK cho cân đối, không nên thừa đạm và giúp cây giữ ẩm tốt nhất.

Sử dụng thuốc phòng trị nấm cháy lá chôm chôm, khi quan sát mặt lá thấy cháy lá, có các ổ nấm phát sinh, thì nên sử dụng thuốc phòng trị nấm. Sử dụng các loại thuốc có khả năng thấm sâu sẽ phòng trừ được hiệu quả cháy lá cây chôm chôm. Bệnh cháy lá cây chôm chôm, do nhiều loại nấm gây ra. Vì vậy, để quản lý tốt, người nông dân cần phải quan tâm chăm sóc vườn và áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến.

Để phòng ngừa bệnh cháy lá chôm chôm, cần tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục để cây chống chịu tốt. Đồng thời giữ ẩm, tạo không khí ẩm độ cao trong mùa nắng để phòng ngừa bệnh chôm chôm cho vườn cây. Có thể sử dụng các loại thuốc thông thường để diệt các loại nấm, tuy nhiên cần chú ý đến sử dụng các loại thuốc sinh học để đảm bảo các loài thiên địch trong vườn.

Trước tình hình thời tiết nắng nóng như hiện nay, bệnh cháy lá cho chôm chôm có thể phát sinh và gây hại, do vậy nông dân cần chăm sóc vườn và áp dụng các biện pháp phòng trừ bệnh cháy lá theo khuyến cáo, để vườn chôm chôm luôn xanh tốt và có hiệu quả cao.

Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn – Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *