Do địa hình kết hợp cùng kinh tế kém phát triển nên cuộc sống của người dân vùng núi vốn vất vả và khó thoát nghèo hơn. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể gia tăng thu nhập nhờ lựa chọn từng mô hình chăn nuôi, trồng trọt khác nhau.
Nội dung
- Diện tích nhỏ nên nuôi còn gì cho phù hợp?
- Những điều tối quan trọng trong cách làm nông nghiệp hữu cơ
- Cách phòng tránh dịch bệnh cho vật nuôi mùa Đông Xuân
Làm giàu từ nghề nuôi động vật hoang dã
Động vật hoang dã là các con vật sống ngoài môi trường tự nhiên trong các rừng núi, nhưng ngày càng cạn kiệt bởi sự săn bắn bừa bãi mà không đi đôi với việc phát triển bảo tồn nên ngày nay các loại động vật này đang rơi vào nguy cơ tiệt chủng. Vì thế để làm kinh tế người dân nơi vùng núi có thể tiến hành chăn nuôi một số con vật như: lợn rừng, nhím, ruồi lính đầu đen, gà rừng, dúi, gà thả đồi… Hiện đây là mô hình chăn nuôi những con vật mới nhất, dễ nhất kiếm tiền nhanh nhất và phù hợp với địa hình vùng đồi núi.
Đặc biệt những con vật này đều rất dễ nuôi, số vốn bỏ ra ban đầu ít, thức ăn có thể tận dụng từ tự nhiên như cây, cỏ, ngô, lúa gạo. Bên cạnh đó sản phẩm của những con vật nuôi này đều có sức tiêu thụ trên thị trường khá lớn. Vì thế người dân vùng núi hoàn toàn có thể tham khảo để cùng nhà nông làm giàu, nhanh chóng thoát nghèo tại địa phương.
Gia tăng thu nhập nhờ phát triển rừng
Trồng cây nhanh lấy gỗ, trồng cây gỗ quý lâu năm hiện đang là phương pháp hữu hiệu giúp bảo vệ đất, chống xói mòn sạt lỡ đất và biến đổi khí hậu và giúp người đồng bào trên vùng núi có thêm thu nhập từ chính nơi mình sinh sống.
Nếu có ý định trồng cây lấy gỗ nhanh, bạn có thể tham khảo mô hình trồng cây keo. Đây là loại cây sinh trưởng phát triển nhanh trên hầu hết các loại thổ nhưỡng của nước ta, đặc biệt là đất miền núi rất phù hợp trồng loại cây này, cây có khả năng chống chọi sâu bệnh tốt và thích ứng với tất cả điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Cây keo lai nhanh cho thu hoạch và cho sản lượng cao, sau thời gian trồng từ 5 đến 6 năm là có thể cho thu hoạch được. Tính theo giá cả kinh tế thị trường hiện tại thì trên một hecta đất trồng rùng keo có thể thu được từ 50 đến 60 triệu đồng và nếu thâm canh tốt thì giá trị kinh tế còn cao hơn nữa, sẽ từ 70 đến 80 triệu đồng. Còn đối với việc trồng cây gỗ quý lâu năm có thể tham khảo các giống cây: cây sưa đỏ, giổi, cẩm lai, dáng hương, gụ, dó bầu, lát, trắc…Tuy nhiên để trồng được những loại cây gỗ quý này là điều không dễ dàng, bởi người dân cần dành thời gian tìm hiểu, học cách chăm sóc cây cũng như lựa chọn vùng thổ những hợp lý. Đổi giá trị kinh tế cũng cao gấp nhiều lần so với việc trồng trọt những loại cây khác.
Hi vọng với những tư vấn nông nghiệp trên có thể giúp người nông dân có thêm lựa chọn trong vấn đề trồng trọt hoặc chăn nuôi để sớm thoát nghèo và ổn định kinh tế.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y dược Nam Định