Để đạt được hiệu quả cao trong nông nghiệp hữu cơ, người nông dân cần chú ý và trang bị cho bản thân những kiến thức quan trọng để phụ vụ tốt cho công tác trồng trọt.
Nội dung
- Bã trà và những lợi ích tuyệt vời đối với cây trồng
- Những loại rau củ nên trồng vào mùa đông giúp cây nhanh lớn lại ít sâu bệnh
- Các giống cây triển vọng người nông dân nên trồng năm 2020
Nông nghiệp hữu cơ là gì?
Đối với nền nông nghiệp thế giới thì khái niệm về nông nghiệp hữu cơ là điều rất phổ biến và quen thuốc, tuy nhiên tại nước ta điều này lại còn khá mới mẻ và đang được người nông dân dần tìm hiểu và tiếp cận trong trồng trọt. Về cơ bản, nông nghiệp hữu cơ là một hình thức canh tác nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết tăng trưởng của cây trồng và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc. Nông nghiệp hữu cơ chính là giải pháp lớn để hướng tới nền sản xuất nông nghiệp sạch. Mục đích hàng đầu của nông nghiệp hữu cơ là mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm đảm bảo sức khỏe, chất lượng và bảo vệ hệ sinh thái về nguồn nước, đất đai, môi trường.
Vì được trồng trọt, chăn nuôi trong môi trường đảm bảo, khắt khe có sự quản lý nghiên ngặt nên chất lượng của sản phẩm có vị ngon hơn, nhiều dinh dưỡng hơn và bảo quản được lâu hơn. Rau quả hữu cơ có chứa nhiều chất chống ôxy hoá có tác dụng chống các bệnh ung thư hơn các loại thực phẩm canh tác theo phương thức thông thường. Sự khác biệt rõ nhất giữa các loại sản phẩm hữu cơ với sản phẩm sạch là quy trình sản xuất: Sản xuất các sản phẩm hữu cơ không sử dụng thuốc trừ sâu và phân hoá học, nguồn thức ăn trong chăn nuôi là nguồn thức ăn tự nhiên. Trong khi quy trình sản xuất rau quả và sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn vẫn sử dụng một số lượng nhất định thuốc trừ sâu và phân bón hoá học, thức ăn tăng trọng và các chất kích thích trong chăn nuôi.
Những nguyên tắc quan trọng trong nông nghiệp hữu cơ
Khi bắt đầu theo hướng nông nghiệp hữu cơ người nông dân cần chú ý tới những vấn đề quan trọng sau:
– Tất cả các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng đều bị cấm dùng trong trồng trọt.
– Các cây trồng trong các ruộng hữu cơ phải khác với khác cây trồng trong các ruộng truyền thống.
– Một vùng cách ly (hoặc một vùng ngăn cản) cần phải được thiết lập nhằm để tránh việc nhiễm bẩn từ bên ngoài vào. Vùng cách ly này có thể là một con đê, con mương thoát nước hoặc một hàng cây nhằm sàng lọc nhiễm bẩn. Cây trồng cách ly phải gồm hai hàng rào và cao hơn loại cây trồng truyền thống. Các loại cây trồng làm hàng rào cách ly phải khác với cây trồng trong ruộng Hữu cơ.
– Các loại cây trồng ngắn ngày (lúa, rau, ngô, . . .) phải có ít nhất 12 tháng chuyển đổi. Cây trồng lâu năm được gieo trồng sau giai đoạn chuyển đổi được coi là cây trồng Hữu cơ.
– Các loại cây trồng lâu năm (chè, cà phê…) phải có ít nhất 18 tháng chuyển đổi. Các cây trồng ngắn ngày được thu hoạch sau giai đoạn chuyển đổi được coi là sản phẩm Hữu cơ.
– Cấm sử dụng các loại giống cây chuyển đổi gen nên dùng các hạt giống hữu cơ và các nguyên liệu hữu cơ.
– Cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để xử lý hạt giống trước khi gieo trồng.
– Phân gà từ các trại gà công nghiệp được phép sử dụng trong canh tác Hữu cơ song phải được ủ kỹ ở nhiệt độ cao.
– Được phép sử dụng thuốc trừ sâu sinh học trong sản xuất nông nghiệp Hữu cơ.
Nắm vững được những nguyên tắc trên sẽ giúp bạn sớm thành công và có được năng xuất tốt cũng như thu nhập cao nhờ nông nghiệp hữu cơ.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn