Thâm canh cam sành hiệu quả trên đất lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao

Chuyển đổi đất sản xuất cây lúa kém năng suất sang cây cam sành có giá trị kinh tế cao được Bà con nông dân Vĩnh Long lựa chọn trong nhiều năm liền.

Nội dung

Chuyển đổi cây trồng phù hợp đem lại kinh tế cao được bà con nông dân áp dụng

Chuyển đổi cây trồng phù hợp đem lại kinh tế cao được bà con nông dân áp dụng

Giá trị kinh tế cao từ cây cam sành

Theo các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hiện nay đã có nhiều người dân chuyển đất sản xuất thâm canh lúa kém hiệu quả sang cây cam sành có giá trị kinh tế cao. Theo nhiều nghiên cứu nông nghiệp chứng minh được rằng: cây cam sành được trồng trên đất lúa đem lại năng suất lớn, ít sâu bệnh và cho ăn trái nhiều năm. Vì vậy, các chuyên gia nông nghiệp đã khuyến khích bà con nông dân chuyển đổi thâm canh cây trồng nhưng phải chọn ở nơi có điều kiện thuận lợi vì không phải vùng đất nào cũng có khí hậu giống nhau.Vĩnh Long  được “ưu ái” là vùng cây ăn trái từ lâu đời tại ĐBSCL. Chính vì vậy ngành nông nghiệp vùng này cũng đã có sự liên kết giữa người trồng với các viện, trường… nghiên cứu để đưa ra những quy trình canh tác bền vững cam sành trên đất lúa. Do đó, đã có rất nhiều mô hình, thâm canh các giống cây trồng khác được thực hiện trên đất lúa, theo thống kê cứ khoảng 1 ha cam sành trong thời vụ thu hoạch có thể thu lãi từ 400 – 700 triệu đồng/năm đầu, càng về sau năng suất trồng trọt cây trồng càng cao hơn. Nhưng bà con nông dân cần lưu ý khi thực hiện việc thâm canh cây trồng mới cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hài hòa, đảm bảo thời gian cách ly cũng như xây dựng các quy trình kỹ thuật có đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng và giữ vững được thương hiệu thì cây cam sành mới phát triển bền vững và đem lại mức thu nhập cao.
Cam sành đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân     Cam sành đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân

Bón phân, chăm sóc, quản lý dịch bệnh cần được ưu tiên hàng đầu

Cam sành là cây có múi, sản phẩm phụ thuộc nhiều vào thị trường kinh tế. Để tạo ra những trái cam sành đẹp, được thị trường ưa chuộng cần phải bón lượng phân cân đối, không lạm dụng, điều này cũng không phải là việc dễ dàng đối với bà con nông dân.Để phòng trừ dịch hại trên vườn trồng, đặc biệt là bệnh vàng lá gân xanh thì trước tiên bà con nông dân phải loại bỏ được rầy chổng cánh bằng cách sử dụng nguồn giống sạch bệnh, đồng thời vệ sinh vườn thường xuyên và kiểm tra để phòng các dịch bệnh hại cho cây. Ngoài ra, bà con nông dân cũng cần chú ý đến quy trình bón phân để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Nên bón phân 5 lần từ 1,5 tháng đến khi thu hoạch, với tỉ lệ đạm – lân – kali bằng nhau thì trái khoảng 180gram, trung bình khoảng 5,5 trái/kg sẽ cho trái ngọt. Nếu bón kali nhiều ngay từ đầu, từ lúc 1,5 tháng đến khi thu hoạch thì trái sẽ rất ngọt, nhưng sẽ không đạt năng suất như nhiều nông sản khác. Do vậy, trong kỹ thuật canh tác, đặc biệt đối với  những cây có múi thì phân bón ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng trái. Còn vai trò dinh dưỡng đối với cây có múi, có hai chất rất quan trọng sẽ quyết định tất cả. Một là chất đạm – là chất quyết định năng suất, hai là kali sẽ quyết định phẩm chất trái. Đặc biệt, cây trong giai đoạn còn nhỏ thì cây sinh trưởng và phát triển rất mạnh, nếu bón thúc cho cây sinh trưởng mạnh nhưng không bón phân cân đối sẽ làm cho da cam xù xì, mẫu mã không đẹp.

Nắm được quy trình thay đổi cam sành trên đất lúa thì bà con nông dân nên áp dụng để đem lại giá trị kinh tế cao, từ đó có thể đẩy mạnh nền kinh tế vùng và đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cho thị trường.

Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *