Quy trình bón phân hiệu quả cho cây lúa nước

Để cây lúa có thể sinh trưởng và phát triển tốt đem lại năng suất cao thì phương pháp bón phân cho cây lúa và chọn loại phân nào để bón chính là vấn đề quan trọng hàng đầu mà người trồng lúa cần phải quan tâm.

Nội dung

Các giai đoạn bón phân hiệu quả cho cây lúa nước

Các giai đoạn bón phân hiệu quả cho cây lúa nước

Cách bón phân lân cho cây lúa không phải chỉ dựa vào cảm tính mà người nông dân cần phải hiểu rõ đâu mới thực sự là giai đoạn cần phải bón phân cho cây lúa. Theo các chuyên gia tư vấn nông nghiệp, sử dụng phân bón cho cây lúa cần thực hiện theo các giai đoạn như sau:

Thứ nhất: Bón lót cho lúa

Đây chính là giai đoạn đầu tiên mà người nông dân cần nhớ. Khi bón lót cho lúa nước chúng ta có thể dùng phân chuồng và phân lân kèm theo phân đạm và phân kali. Bởi vì ở giai đoạn sinh trưởng đầu tiên thì cây lúa non cần được bổ sung lân để có thể sớm ổn định và phát triển. Đặc biệt, phân bón cho cây lúa nước lúc này nên rải đều lên mặt ruộng trước khi gieo cấy.

Nếu quyết định chọn giống lúa đẻ nhánh nhiều hoặc giống lúa ngắn ngày thì nên bón nhiều phân kali. Nếu như cấy lúa bằng mạ già thì bà con nông dân cần bón khoảng từ 1/3 đến 2/3 lượng đạm để bón lót cho cây.

Thứ hai: Bón thúc giúp cây lúa đẻ nhánh

Đây là giai đoạn bón phân sau từ 15 đến 20 ngày sau khi cấy lúa. Giai đoạn chúng ta có thể dùng phân đạm kết hợp với phân lân. Trong trường hợp trồng lúa ở đất phèn và đất chua thì nên chọn phân bón cho cây lúa là phân lân nhằm giúp hạn phèn và độc tố trong đất cũng như cung cấp đủ dưỡng lân cho cây lúa. Tuy nhiên cần dùng lân hạt để tránh tình trạng hạt phân lân bám dính lá gây cháy.

Dùng phân đạm để bón thúc giúp cây lúa đẻ nhánh nhanh hơn. Đồng thời nếu như sử dụng giống lúa dài ngày và đẻ nhánh nhiều, trong điều kiện thời tiết nắng nóng hay cấy lúa với giống dài ngày thì cũng cần bón thêm nhiều đạm cho cây. Vì nhu cầu phân bón cho cây lúa là phân đạm lúc này tăng đáng kể.

Bón phân cho cây lúa

Thứ ba: Bón thúc đòng

Bà con nông dân cần hiểu rõ bón phân thúc đòng đóng vai trò vô cùng quan trọng và nó quyết định đến năng suất cũng như hiệu quả của toàn bộ vụ lúa. Nếu như chúng ta bón đúng thì năng suất của cây lúa tăng từ 1 đến 2 tấn/ha. Ngược lại bón sai thì năng suất của cây lúa giảm từ 1 đến 2 tấn/ha. Khi đón phân thúc đòng cho cây lúa bà con cũng cần chú ý như sau:

  • Là giai đoạn sau khi gieo cấy lúa từ 40 đến 45 ngày với phân đạm và phân kali.
  • Với những giống lúa đẻ ít nhánh nhưng bông to và nặng hạt thì cần chú trọng nhiều đến bón đón đòng và nuôi hạt nhằm giúp cho bông lúa to hơn, hạt chắc hơn để năng suất cao hơn.
  • Nên sử dụng phân kali để thúc đồng nếu như chúng ta gieo cấy lúa với giống đẻ nhánh ít, giống dài ngày hoặc giống gieo cấy thưa, gieo cấy ở đất phèn, đất kiềm hoặc là mưa nhiều.

Thứ tư: Bón nuôi hạt

Phun phân bón lá từ 1 đến 2 lần giúp tăng số hạt chắc. Đây là thời kỳ bón phân quan trọng nếu như chúng ta trồng lúa ở đất có chế độ giữ phân kém. Do đó bà con nên nắm bắt kĩ về các công thức bón phân để vừa mang lại hiệu quả, mà lại tiết kiệm tối đa chi phí.

Với quy trình kỹ thuật bón phân cho cây lúa thì khi bón phân cho cây lúa nước thì chúng ta cần phải cân đối hàm lượng Đạm, Lân và Kali theo tỉ lệ phân Đạm từ 100 đến 110kg, phân Lân từ 30 đến 60kg và phân Kali từ 30 đến 50kg. Theo từng thời kỳ thì công thức về lượng phân bón cho cây lúa sẽ có những thay đổi điển hình về kỹ thuật bón phân NPK cho cây lúa ngắn ngày.

Theo bạn Thanh Hà – sinh viên  Cao đẳng Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, hiện tại gia đình của bạn Thanh Hà cũng thực hiện theo đúng quy trình bón phân cho cây lúa ngắn ngày nên đem lại năng suất cây trồng rất cao. Vì thế bà con nông dân nên tìm hiểu các giai đoạn của cây lúa và bón phân theo giai đoạn để cây có thể đem lại năng suất cao nhất.

Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn – Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *