Hiện nước ta đang hiện đại hóa ngành chăn nuôi theo hướng hạn chế sử dụng kháng sinh, liệu đây có phải giải pháp thật sự tốt cho ngành nông nghiệp nước nhà?
- Nông nghiệp Việt Nam và trăm mối lo ngại
- Cách chăm sóc gà Đông tảo mới nở một cách tốt nhất
- Biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi vào mùa đông
Thuốc kháng sinh được đánh giá là mối hiểm họa trong ngành chăn nuôi
Kháng sinh không có lỗi
Nội dung
Năm 2018, Bộ có thể sẽ ra quyết định cấm sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi để đảm bảo được chất lượng thịt vật nuôi, nhưng theo nhiều chuyên gia chăn nuôi Việt Nam cho rằng, việc cấm sử dụng kháng sinh nếu không cẩn thận sẽ trở thành hiểm họa đối với toàn ngành chăn nuôi nước ta.
Vì theo các chuyên gua cho rằng, kháng sinh không có lỗi, lỗi nằm ở việc người chăn nuôi quá lạm dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh không đúng mục đích. Kháng sinh là một nhân tố cần thiết bảo vệ vật nuôi, nếu ngưng sử dụng kháng sinh trong khi hiện nay mầm mống dịch bệnh phát triển rầm rộ thì ngành chăn nuôi sẽ đi về đâu khi ban hàng cấm sử dụng thuốc kháng sinh. Nguyên nhân của việc lạm dụng một số lượng kháng sinh lớn trong ngành chăn nuôi là do người tiêu dùng ham lợi nhuận, bỏ quên “đạo đức” trong việc chăn nuôi. Ở một số nước trên thế giới dù có sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi nhưng chỉ sử dụng ở mức độ cho phép vì thế chất lượng vẫn được đảm bảo và có thể xuất khẩu ra nhiều nước trê thế giới. Trong khi đó, người chăn nuôi nước ta lại quá lạm dụng thuốc kháng sinh, thậm chí trộn cả kháng sinh vào thức ăn với mục đích giúp con nuôi khỏe hơn để tranh thủ kiếm lợi nhuận. Đây chính là lý do khiến ngành chăn nuôi nước ta luôn lao đao khi không tìm được đầu tiêu thụ sản phẩm, bởi chất lượng không đạt yêu cầu.
Thuốc kháng sinh chính là rào cản lớn đối với ngành nông nghiệp nước nhà
Cấm sử dụng kháng sinh “bài toán khó”
Có thể thấy, để loại bỏ hoàn toàn kháng sinh khỏi ngành chăn nuôi nông nghiệp Việt Nam là việc làm rất khó và cũng không cần thiết, bởi vấn đề cuối cùng là tồn dư kháng sinh có xuất hiện trong sản phẩm ngành chăn nuôi hay không? Nếu sử dụng kháng sinh một cách khoa học, thì tồn dư kháng sinh trong vật nuôi sẽ không đáng kể. Trong khi đó, kháng sinh nếu được dùng đúng cách cũng góp phần bảo vệ ngành chăn nuôi khỏi dịch bệnh lan rộng.
Theo khảo sát một vài nước tiên tiến trên thế giới có thể thấy họ kiểm soát kháng sinh và chất cấm ở lò giết mổ chứ không phải tại trang trại. Khi vật nuôi chuẩn bị vào lò giết mổ sẽ tiến hành kiểm tra dư lượng kháng sinh qua máu và nước tiểu vật nuôi. Nếu còn dư lượng kháng sinh, sẽ không tiến hành giết mổ và cũng không tiêu hủy hết mà tách ra nuôi riêng, kiểm tra khi nào không còn dư lượng kháng sinh sẽ cho giết mổ. Một số nước hạn chế sử dụng kháng sinh thì cũng áp dụng cách như trên
Hiện Việt Nam đang đi theo xu hướng dùng các chất phụ gia thay thế hóa chất, kháng sinh, đây cũng là mục tiêu chính trong ngành chăn nuôi nông nghiệp thế giới. Việc sử dụng các chất phụ gia thay thế kháng sinh trong việc phòng trị bệnh cho vật nuôi cũng như kích thích tăng trưởng là xu thế mới của toàn cầu. Nhưng ở nước ta người dân còn chưa quan tâm nhiều đến các giải pháp thay thế kháng sinh, một phần là do thị trường các sản phẩm vi sinh rất lộn xộn, thực giả khó lường và giá nhiều sản phẩm còn quá cao do các công ty chiết khấu tỷ lệ hoa hồng quá lớn, làm cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế kháng sinh trong ngành chăn nuôi và thủy sản vẫn còn rất hạn chế. Nên vì thế việc cấm sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi vẫn được đánh giá là bài toán khó và chưa có lời giải đáp cụ thể với ngành chăn nuôi nước nhà.
Nguồn: Văn bằng 2 Cao đẳng Dược