Phát triển ngành Du lịch trên nền Nông nghiệp nước ta

Ngành Du lịch nước ta ngày càng có bước phát triển mạnh mẽ không chỉ nhờ các lợi thế có đường bờ biển dài, nhiều phong cảnh đẹp mà còn có lợi thế từ chính nền nông nghiệp chủ lực.

Nội dung

Phát huy lợi thế từ ngành Du lịch trên nền Nông nghiệp nước ta

Phát triển ngành Du lịch trên nền Nông nghiệp nước ta

Theo một số chương trình Chuyện nhà nông, ngành Du lịch đã khai thác các giá trị từ khu vực nông thôn làm phong phú thêm hệ thống sản phẩm du lịch Việt Nam. Khu vực nông thôn đã tham gia vào chuỗi cung ứng du lịch tại Việt Nam thông qua các hoạt động như: Đóng vai trò là điểm đến, cung cấp cảnh quan, không gian du lịch và các dịch vụ phục vụ du khách.

Cảnh quan sinh thái, hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống; bản sắc văn hóa, phong tục tập quán được truyền tải qua kiến trúc nhà ở, trang phục, ẩm thực, đời sống hàng ngày của người dân tại khu vực nông thôn là những yếu tố tài nguyên có vai trò quan trọng trong việc tạo sự hấp dẫn và trở thành giá trị cốt lõi để xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ khách.

Nhiều tour du lịch độc đáo, hấp dẫn và trở thành thương hiệu để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, điển hình như tour du lịch miệt vườn sông nước đồng bằng sông Cửu Long; tour thưởng ngoạn phong cảnh ruộng bậc thang mùa lúa chín ở vùng cao Tây Bắc…

Các dịch vụ du lịch khu vực nông thôn được khai thác dựa vào giá trị tài nguyên đặc sắc, góp phần mở rộng không gian du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của khách. Các hoạt động được khai thác phục vụ nhu cầu trải nghiệm của du khách như tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống như trồng lúa, bắt cá, ở nhà dân, đi cày, đi bừa, bắt cá, di chuyển bằng phương tiện truyền thống như xe bò, xe trâu, xuống ba lá, thuyền thúng; chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh bằng thảo dược địa phương, giải trí, thưởng thức các chương trình biểu diễn nghệ thuật, lễ hội truyền thống, thưởng thức ẩm thực tại địa phương.

Một trong những sản phẩm du lịch đặc sắc của khu vực nông thôn chính là dịch vụ lưu trú homestay (nhà ở của người dân có phòng khách du lịch cho thuê). Dịch vụ homestay ở các vùng nông thôn, vùng cao phục vụ khách ở Việt Nam ngày càng phát triển và đem lại sức hấp dẫn cho du lịch Việt Nam.

Du khách được trải nghiệm cuộc sống thường nhật của người dân bản địa, cùng sinh hoạt và lao động sản xuất với người dân bản địa nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu và khám phá các giá trị văn hóa bản địa.

Dịch vụ homestay tại nhiều khu du lịch

Theo bạn Minh Huy, sinh viên Cao đẳng Dược TP HCM Trường Cao đẳng Y dược Nam Định cho biết, dịch vụ homestay được khai thác phổ biến tại nhiều vùng nông thôn, miền núi (như Quảng Nam, Lào Cai, Hòa Bình, Hà Giang, Đồng Tháp, An Giang…). Một số mô hình homestay được đầu tư, vận hành và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, bài bản hướng tới tiêu chuẩn chất lượng cao.

Du lịch tạo ra nguồn thu cho hộ nông dân bên cạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp thuần túy. Thông qua cung cấp dịch vụ “cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt và cùng lao động sản xuất” cho du khách, người dân địa phương đã có thu nhập và được hưởng lợi trực tiếp từ du lịch. Nhiều bản vùng cao phía Bắc (Hòa Bình, Hà Giang, Yên Bái…) đã có doanh thu hàng tỉ đồng/năm nhờ cung cấp dịch vụ homestay và các dịch vụ khác. Thu nhập của nhiều hộ gia đình tại các bản làng làm du lịch đạt 50-60 triệu đồng/năm.

Du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn phát triển trên mọi miền đất nước từ Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều mô hình nông nghiệp mới như vườn rau thủy canh, đồi chè, hoa công nghệ cao ở Lâm Đồng, Củ Chi; vườn điều ở Bình Phước, Đồng Nai; trái cây nhà vườn tại Bình Dương, trang trại nho Ninh Thuận, làng nghề ở An Giang trở thành những sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước….

Phát triển du lịch nông thôn tạo điều kiện khai thác các vật phẩm sản xuất tại địa phương thành hàng hóa để phục vụ du khách là một trong những hoạt động thúc đẩy sản xuất, duy trì ngành nghề truyền thống, bảo tồn các sản phẩm đặc sản gắn với địa danh, đem lại thu nhập cho người dân. Thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng, quà tặng, đồ trang trí, đồ lưu lưu niệm được sản xuất tại địa phương trở thành hàng hóa trực tiếp phục vụ khách du lịch, làm gia tăng giá trị của nông sản Việt.

Phát triển du lịch nông thôn sẽ góp phần khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của khu vực nông thôn mới, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới trên mọi miền Tổ Quốc.

Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn – Tổng hợp

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *