Muốn xuất khẩu gạo Việt thì phải nâng cao chất lượng nông sản

Gạo Thái Lan đã quá đỗi quen thuộc khiến nhiều người đi đâu cũng phải “chạm mặt”, vậy nên gạo Việt Nam muốn được xuất khẩu thì phải nâng cao chất lượng mới “chen chân” vào được các thị trường khác.

Nội dung

Nguy cơ mất thị trường gạo truyền thống

Nguy cơ mất thị trường gạo truyền thống

Nguy cơ mất thị trường gạo truyền thống

Nếu như năm 2016 chúng ta đã phải chứng kiến sự sụt giảm mạnh cả về khối lượng và giá trị của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới so với năm 2015 thì tình hình tiếp tục lặp lại trong 3 tháng đầu năm 2017. Xét về thị trường, báo cáo xuất nhập khẩu năm 2016 của Bộ Công Thương nêu rõ, xuất khẩu gạo trong năm vừa qua sụt giảm đáng kể tại các thị trường truyền thống trọng điểm như Trung Quốc và một số Quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự sụt giảm này được nhận định là bức tranh chung của thương mại lúa gạo thế giới trong năm 2016.

Đầu năm 2017, các chuyên gia Nông nghiệp dự báo các hoạt động thương mại gạo trong năm 2017 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ do nhu cầu tăng cao tại các nước châu Á và Trung Đông, vị trí đầu bảng được dự báo là gạo Ấn Độ, sau đó tới Thái Lan, lượng xuất khẩu gạo Việt Nam cũng có chuyển biến tăng nhưng không thể so sánh với các năm trước đây. Theo thống kê từ các con số thì hoạt động thương mại lúa gạo Việt Nam chính thức được gia hạn cho Philippines đến cuối năm 2018. Tuy nhiên, mới đây, theo các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam, thông qua các phương tiện truyền thông chính thức của Philippines, Tổng thống nước này thông báo sẽ tạm dừng nhập khẩu gạo do lo ngại gạo nhập khẩu sẽ cạnh tranh với sản lượng gạo của nông dân nước này đang vào vụ thu hoạch.

Muốn xuất khẩu, gạo Việt Nam phải "đẹp và sạch"

Muốn xuất khẩu, gạo Việt Nam phải “đẹp và sạch”

Muốn xuất khẩu, gạo Việt Nam phải “đẹp và sạch”

Các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam cũng cho biết, Philippines đã nhập khẩu gạo của Việt Nam từ những năm 1940. Đến năm 1968, nước ta dừng xuất khẩu gạo và mới bắt đầu xuất khẩu lại từ năm 1989. Trong khoảng thời gian đó, Philippines đã tìm nơi nhập khẩu gạo khác là Thái Lan. Từ đó, hạt gạo của Việt Nam phải cạnh tranh với gạo Thái Lan đất nước này một cách “khốc liệt”. Philippines cũng là một nước có diện tích trông lúa sớm nên nước này dừng nhập khẩu gạo để bảo vệ nền sản xuất trong nước cũng là điều dễ hiểu nên ít nhiều cũng gây ra những khó khăn cho ngành xuất khẩu lúa gạo ở nước ta. Vì thế các chuyên gia cũng nhận định, đã đến lúc ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam phải từ bỏ mục tiêu sản lượng để tập trung nâng cao chất lượng, hình thành các chuỗi sản xuất và xây dựng thương hiệu, nâng cao năng suất trồng trọt. Vì thế nhà nước ta đã đề ra các mục tiêu để đảm bởi lợi nhuận cho người nông dân và yêu cầu các Bộ, ban, ngành thực hiện nhiệm vụ được giao, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo theo mục tiêu, phương hướng điều hành xuất khẩu gạo đã đề ra.

Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *