Logistics trong nông nghiệp Việt Nam: Sơ khai, lẻ tẻ và tự phát

Việt Nam còn nhiều hạn chế trong xuất nhập khẩu : rau, củ, quả,… nông sản quốc tế, trong đó vướng mắc quan trọng là sự yếu kém về logistics.

Nội dung

Logistics trong nông nghiệp Việt Nam: Sơ khai, lẻ tẻ và tự phát

Logistics trong nông nghiệp Việt Nam: Sơ khai, lẻ tẻ và tự phát

Hơn 50% giá trị sản phẩm dành cho chi phí vận chuyển

Hiện nay đa phần công nghệ sơ chế nông sản ở Việt Nam còn hết sức sơ khai. Vì vậy nếu muốn bảm đảm chất lượng, nông sản buộc phải vận chuyển tức thời bằng máy bay, dẫn tới chi phí giá thành tăng rất cao.

Sau khi xuất khẩu thành công nhãn, chôm chôm… sang thị trường Anh , Mỹ và nhận được phản hồi khá tích cực từ các đối tác, ông Phùng Văn Hiền – Giám đốc Công ty Trái cây nhiệt đới, Bến Tre – dự định sẽ đưa các mặt hàng trái cây tươi cao cấp đạt chuẩn GlobalGAP ra Hà Nội. Thế nhưng khi bắt tay vào xây dựng kế hoạch đưa hàng ra Bắc, ông Hiền bối rối vì cước phí vận chuyển bằng máy bay quá cao.

Theo tin tức nông nghiệp, Công ty TNHH Phong Sơn Tiệm (Hà Nội) đã từng chịu “quả đắng” khi xuất khẩu quả vải sang Australia. “Vải là loại quả rất khó bảo quản vì vỏ dễ thâm, quả dễ hỏng. Năm ngoái, chúng tôi đã bị thiệt hại 2 container vải xuất khẩu sang Australia do nhiệt độ không đảm bảo, quả ăn vẫn ngon nhưng vỏ thâm nên phải hạ giá” – ông Vũ Đào – Giám đốc công ty ngậm ngùi nhớ lại thương vụ năm trước. Chính vì thế vụ mùa năm nay, công ty đã lựa chọn phương thức vận chuyển bằng máy bay mặc dù chi phí là 2,5 USD/kg – cao gấp 55 lần so với vận tải bằng đường biển nhưng thời gian di chuyển mất 22 ngày. “Chỉ riêng cước máy bay đã chiếm tới hơn 50% giá thành trái cây Việt Nam sang Australia”.

Thực tế trên không chỉ riêng công ty Phong Sơn Tiệm hay Trái cây nhiệt đới gặp phải, mà đó là thực trạng chung đối với rất nhiều công ty chuyên xuất khẩu nông sản hiện nay. Nguyên nhân được PGS-TS An Thị Thanh Nhàn – Trưởng bộ môn Logistics kinh doanh, Đại học Thương mại Hà Nội, chỉ ra rằng, các sản phẩm nông nghiệp nói chung có đặc điểm mau hỏng – thường từ 3-5 ngày, chính vì thế công nghệ sau thu hoạch và toàn bộ quá trình đưa đến thị trường thường gắn liền với chuỗi lạnh. Trong khi đó điều kiện bảo quản lạnh, vận chuyển lạnh hay làm mát chúng ta đều thiếu. Hoặc có chăng cũng chỉ lẻ tẻ ở một số các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản còn các doanh nghiệp hoa quả phải tự tạo điều kiện bảo quản riêng mà không có một hệ thống chung” – PGS Nhàn phân tích.

Chuỗi cung ứng nông nghiệp còn rời rạc

Chuỗi cung ứng nông nghiệp còn rời rạc

Chuỗi cung ứng nông nghiệp còn rời rạc

Thống kê đưa ra tại Mekong Connect – CEO Forum 2016 cho thấy hơn 90% nông dân coi thương lái là nguồn thông tin duy nhất về thị trường. Họ cũng là người thu mua nông sản duy nhất cho nông dân với các phương tiện vận tải đường thủy và hệ thống kho rải khắp ven sông. Trong khi đó, doanh nghiệp không tương tác trực tiếp với nông dân nên hầu như cũng không nắm rõ được tình hình nguồn cung. Như vậy, trong chuỗi giá trị, thương lái đóng vai trò là đơn vị cung cấp dịch vụ logistics. Mặt khác, có quá ít doanh nghiệp sơ chế thô, làm đông tạm thời từ nơi sản xuất trước khi vận chuyển đi tiêu thụ.

Một thực tế cũng được các chuyên gia chỉ ra rằng, các khoản đầu tư hiện nay hầu như mới chỉ ưu tiên cho nông sản xuất khẩu, trong khi chuỗi nông sản tiêu thụ trong nước còn rời rạc, thậm chí bị gián đoạn ở nhiều khâu, kể cả khâu cuối cùng. Chẳng hạn như nhiều thực phẩm hàng tươi sống bị “phơi” ngoài trời mà không được lưu kho lạnh, mát ngay.

Thực tế này cũng được nêu ra trong báo cáo Logistics 2017: Mặc dù trong vòng 10 năm qua, quy mô kho lưu trữ lạnh tại Việt Nam đã tăng gấp 4 lần nhưng lại tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam nhằm phục vụ hàng thủy hải sản xuất khẩu, bởi để đầu tư cho một kho lạnh bảo quản trái cây và các nông sản khác theo bà Lê Thị Thanh Hương – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nông dân nông thôn đòi hỏi chi phí lớn và yêu cầu kỹ thuật với khoảng 30 tỷ đồng.

Mặt khác “đa phần các doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung ứng lạnh là doanh nghiệp trong nước (48%) với quy mô nhỏ lẻ. Vì vậy mà hoạt động của chuỗi thường bị phân khúc trên từng giai đoạn không thể vận hành một cách xuyên suốt. Do quy mô nhỏ lẻ nên các chuỗi cũng thiếu những hoạt động đem lại giá trị cao như chế biến nông sản, đóng gói, dán tem nhãn trung chuyển hàng hóa sắp xếp hàng hóa lên kệ tại cửa hàng…” – PGS An Thị Thanh Nhàn phân tích.

Chính vì chuỗi cung ứng nhỏ lẻ và rời rạc như vậy nên hiện nay, phần lớn các sản phẩm nông sản tiêu dùng không thể biết nguồn gốc từ đâu: Đơn vị nào cung cấp? Sản phẩm được sản xuất ra sao? Nên giá trị sản phẩm rất thấp, trừ một số doanh nghiệp tự làm và quản lý chuỗi cung ứng của mình tuy nhiên thị phần này chỉ chiếm 30-35% thị trường tiêu thụ nông sản.

Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *