Từ các số liệu thống kê Hồ tiêu qua các quý của năm thì chúng ta cần đưa ra những giải pháp để “trục vớt” giá Hồ tiêu Việt Nam và đưa chúng đến một sứ mệnh cao hơn nữa.
Nội dung
- Dự báo thị trường Cà phê vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong năm 2018
- Tây Nguyên báo động mất mùa cà phê trong năm tới
- Tổng quan thị trường cà phê Việt Nam và cơ hội cho các doanh nghiệp
Làm sao để điều tiết giá Hồ tiêu trong nước và trên thế giới?
Nếu nhìn vào các số liệu thống kê của các hiệp hội Nông nghiệp và lương thực của nước ta thì chúng ta có thể nhận thấy giá hồ tiêu đã được điều tiết là có cơ sở. Thế nhưng, điều tiết như thế nào để có lợi cho chính mình lại là câu chuyện bị thả nổi.
Hai xu thế “ngược dòng” của giá cả thế giới
Từ các số liệu thống kê về lượng và giá trị hồ tiêu xuất khẩu của FAO và ITC thì chúng tac có thể vẽ được biểu đồ giá hồ tiêu xuất khẩu của nước ta so cùng 35 quốc gia trồng hồ tiêu còn lại của thế giới. Theo đó, trong giai đoạn 1991 – 2000 thì giá hồ tiêu xuất khẩu của nước ta liên tục thấp hơn giá bình quân của 35 quốc gia còn lại, trong 10 năm còn lại thì giá hồ tiêu đã có những tín hiệu khởi sắc hơn. Giá hồ tiêu xuất khẩu thấp hơn giá hồ tiêu của các đối thủ cạnh tranh không chỉ đồng nghĩa với những thua thiệt về lợi ích kinh tế mà trên thực tế cũng có nghĩa là chúng ta không thể điều tiết được giá hồ tiêu thế giới. Nhưng bắt đầu từ năm 2011 đến nay thì chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hai xu thế giá cả ngược chiều nhau rất rõ ràng, đầu tiên là trong 6 năm liền, từ năm (2011-2016) thì giá hồ tiêu xuất khẩu của nước ta không chỉ hầu như liên tục cao hơn giá bình quân của 35 quốc gia khác, mà còn tạo những “dấu ấn riêng” trong nền Nông nghiệp Thế giới. Cụ thể, ở thời điểm năm 2011, mức giá xuất khẩu 5.913 đô la Mỹ/tấn thì giá của nước ta chỉ cao hơn 368 đô la Mỹ/tấn và 6,6% so với giá bình quân của 35 quốc gia khác. Còn ở thời điểm giá hồ tiêu thế giới đạt kỷ lục mọi thời đại (2015), khoảng cách này lên tới mức kỷ lục 944 đô la Mỹ/tấn và 10,9%. Vì thế, nếu so với năm 2010 thì giá hồ tiêu xuất khẩu năm 2015 của nước ta đã tăng đến 5.970 đô la Mỹ/tấn, tương ứng 165,6%, trong khi giá bình quân của 35 quốc gia khác chỉ tăng 5.001 đô la Mỹ/tấn và 137,7%. Thứ hai, kể từ khi giá hồ tiêu bị giảm mạnh và thu hẹp khoảng cách với các đối thủ cạnh tranh từ tháng 1-2016 đến tháng 1 năm nay, giá hồ tiêu xuất khẩu của nước ta từ tháng 2 đến nay liên tục bị kéo xuống và ngày càng thấp hơn trong năm 2017.
Nhà nước ta cần vẽ ra bức tranh về thực trạng và triển vọng của thị trường hồ tiêu thế giới
Nhìn lại vai trò “đầu tàu” của Việt Nam
Nếu như trong giai đoạn 2011-2015 chúng ta là “đầu tàu” kéo giá xuất khẩu của các Quốc gia trồng hồ tiêu cạnh tranh tăng theo thì từ đầu năm đến nay, chúng ta tuy vẫn là “đầu tàu” nhưng lại là kéo giá xuất khẩu của các đối thủ cạnh tranh giảm theo. Theo các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ thì nguồn cung hạn hẹp chính là nguyên nhân khiến giá hồ tiêu bắt đầu tăng nóng kể từ năm 2011. Nhưng vẫn có nhiều thắc mắc rằng, tại sao tổng sản lượng hồ tiêu thế giới năm 2015 ước đã tăng mạnh lên 497.000 tấn mà giá hồ tiêu thế giới vẫn cao kỷ lục? Các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam nhận định, lời giải này nằm ở khâu điều tiết giá cả hồ tiêu thế giới của nông dân Việt Nam. Còn ở thời điểm hiện tại, giá hồ tiệu bị sụt giảm không phanh là do nhân dân “ cung cấp” lượng nông sản hồ tiêu quá lớn và hồ tiêu Việt Nam vẫn chưa khẳng định được vị thế của mình trên thị trường nông sản thế giới.
Để tạo những tín hiệu khởi sắc trên thị trường hồ tiêu thế giới thì người dân còn cần nhiều sự hỗ trợ, chính sách từ Nhà nước, vì chúng ta đã từng bỏ lỡ rất nhiều cơ hội, đồng thời lại gánh thêm hệ quả do “ôm hàng” quá nhiều ở thời điểm sốt nóng nên chắc chắn chúng ta sẽ còn phải tiếp tục tăng tốc “xả hàng gây lụt” thị trường hồ tiêu thế giới.Vì vậy, thay vì chỉ khuyến cáo chung thì các chuyên gia nên vẽ ra bức tranh về thực trạng và triển vọng của thị trường hồ tiêu thế giới để người dân hiểu rõ và có định hướng sớm nhất.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn