Kỹ thuật cải tạo ao đầm và thả cá giống

Sau mỗi lần thu hoạch cá, do lượng chăm sóc và thức ăn dư thừa còn tồn đọng nên bà con nông dân cần thực hiện cải tạo đầm lầy và thực hiện đúng quy trình thả cá giống mới.

Nội dung

Kỹ thuật cải tạo ao đầm 

Sau một vụ nuôi do quá trình chăm sóc lượng phân bón, thuốc BVVT, thức ăn dư thừa và lượng phân cá thải ra lắng đọng, tích tụ dưới đáy ao sẽ gây ô nhiễm môi trường gây bệnh cho đàn cá nuôi dẫn đến thiệt hại lớn cho người nuôi trồng thủy sản. Vì vậy để nuôi cá đạt kết quả cao trong vụ nuôi cần lưu ý kỹ thuật cải tạo ao đầm, cách chọn và thả cá giống.

Kỹ thuật cải tạo ao đầm

Bà con nông dân cần chuẩn bị ao nuôi, theo đó ao nuôi có diện tích từ 500m2 trở lên, tốt nhất từ 1000-5000 m2 Gần nguồn nước ra vào,thường xuyên giữ được mực nước từ 1,2-1,5m. Ngoài ra, ao nuôi cần có cống cấp và thoát nước đặt so le, để thuận tiện cho việc cấp và thoát nước. Bờ ao chắc chắn, không dò rỉ, thoáng đãng không cớm rợp.

Theo đó, bà con nông dân thực hiện quy trình cải tạo ao bằng cách tát cạn ao diệt hết cá tạp, vệ sinh xung quanh ao, tu sửa bờ ao đảm bảo chắc chắn, vét lớp bùn thối dưới đáy ao chỉ để lại lượng bùn 15-20cm.

Dùng vôi bột lượng 7-10 kg/100m2 rắc đều đáy và xung quanh bờ ao,ao lâu năm cần tăng lượng vôi 10-15kg/100m2. Ao có bùn đen, thối cần tăng lượng vôi sau đó dùng cào, trang đảo bùn. Theo các chuyên gia tư vấn nông nghiệp bà con nên phơi đáy ao 2-3ngày.

Sau đó, bón lót 20-30 kg phân chuồng (đã được ủ với vôi bột 2-5%)/100m2. Lọc nước vào ao qua lưới potylen mắt dầy, mức nước đạt 1-1,5m sau 3-5 ngày nước ao có màu xanh lá chuối non hoặc vỏ đỗ thì tiến hành thả cá giống. Trước khi thả giống phải đảm bảo các yếu tố môi trường như. PH > 7, Nhiệt độ   >   200C.

Chọn giống và thả cá giống

Chọn giống và thả cá giống

Theo kinh nghiệm làm nông nghiệp nhà bạn Minh Huy, sinh viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, cá đảm bảo tiêu chuẩn làm con giống là loại cá khỏe mạnh,đồng đều không dị hình, không bệnh tật bơi lội nhanh nhẹn và được mua tại cơ sở sản xuất có uy tín và đã qua kiểm dịch. Trước khi thả cá nên tắm cho cá bằng nước muối 2% trong thời gian 5-10 phút để loại trừ ký sinh trùng

Theo đó, cá vận chuyển phải được cho vào túi ni lông có bơm ô xy, thời gian thả cá vào lúc trời mát sáng 7-8h, chiều 5-6h. Lưu ý không thả vào lúc nhiệt độ cao hay mưa rào. Khi vận chuyển cá từ xa về không thả cá ra ao ngay cá dễ bị sốc. Để tránh sốc cho cá phải ngâm túi chứa cá xuống ao thời gian 15-20 phút, khi nhiệt độ nước trong túi và ao cân bằng bà con nông dân tháo túi và thả cá ra từ từ. Thả cá cách bờ 1-2m, xa cống cấp và thoát nước thao tác nhẹ nhàng tránh đứng trên bờ hất cá xuống ao.

  • Mật độ thả, cỡ giống thả: Mật độ nuôi phụ thuộc vào điều kiện ao nuôi, kích cỡ dự kiến thu và năng suất nuôi.
  • Thả cá truyền thống mật độ 2-3con/m2,cỡ giống 5-8cm hình thức nuôi đơn hoặc nuôi ghép .

Để đạt hiệu quả chăn nuôi cao, nếu nuôi ghép thì bà con nông dân có thể áp dụng công thức sau:

  • Lấy Trắm cỏ làm chính: áp dụng với những ao nước sạch ít màu mỡ.Mật độ nuôi 1,5-2con/m2.Trong đó Trắm cỏ 50%. Trôi 20%.Mè 10%.Chép 10%.Rô phi 10%.
  • Lấy cá Trôi làm chính. áp dụng với những vùng có đáy bùn pha cát,nước màu mỡ. Mật độ thả 2-2,5 con/m2. Trong đó Trôi 50%. Trắm 10%. Mè 20%. Chép10%. Rô phi 10%.
  • Lấy cá Mè làm chính. áp dụng những vùng màu mỡ ,bùn nhiều.Mật độ 2-3con/m2.Trong đó Mè trắng 40%.Trắm cỏ 10%. Trôi 25%. Chép 15%. Rô phi 10%.
  • Lấy Rô Phi làm chính. áp dụng với những ao có đáy bùn pha cát hoặc đất thịt. Mật độ 2-4 con/m2. Trong đó Rô Phi 50%. Trôi 20%. Chép 10%. Trắm cỏ 10%. Mè 10%.

Nếu nuôi đơn bà con nông dân chỉ nên áp dụng với một số đối tượng như Rô phi đơn tính, Rô đồng đầu vuông. Hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh. Cỡ giống 4-6cm mật độ thả: Rô phi đơn tính 2-4con/m2. Rô đầu vuông 15-20 con/m2.

Nắm được đúng quy trình cải tạo và chọn giống cá sẽ đem lại nguồn năng suất cao, tránh được nhiều dịch bệnh gây hại cho cá.

Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn – Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *