Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chôm chôm đem lại giá trị kinh tế cao

Chôm chôm là trái ngọt của vùng Đông Nam Bộ được đa phần bà con nông dân nơi đây ưu tiên lựa chọn làm cây kinh tế năng suất của vùng trong nhiều năm.

Nội dung

Chôm chôm là trái ngọt đem lại nhiều giá trị kinh tế cho vùng Đông Nam Bộ

Chôm chôm là trái ngọt đem lại nhiều giá trị kinh tế cho vùng Đông Nam Bộ

Bật mí phương pháp trồng cây chôm chôm đem lại giá trị kinh tế cao

Chôm chôm là loại trái cây được nhiều người ưa thích nhờ hương vị thơm ngon. Thịt chôm chôm chứa rất nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa của cơ thể hoạt động tốt, loại bỏ độc tố hiệu quả.

Thời vụ trồng cây

Theo các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam, Chôm chôm là cây nhiệt đới, thích hợp trồng ở vùng khí hậu Đông Nam Bộ nước ta, nơi có 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

Đất trồng

Cây chôm chôm ưa phát triển tốt trên nền đất không bị nhiễm mặn, đất thịt pha cát hay sét, tầng canh tác dày, thoát nước tốt và có độ pH từ 4,5 – 6,5. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc trộn đất màu với các loại phân hữu cơ, sau đó tiến hành bón lót khử trùng với vôi rồi phơi ải từ 15 – 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất. Đào hố với kích thước 50cm x 50cm x 50cm, khi đào hố để riêng đất trên mặt ra một bên, mỗi hố bón 10 – 15kg phân chuồng đã ủ hoai, 200 – 300g lân, trộn đều với đất mặt xung quanh để bước đầu bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng.
Có rất nhiều giống chôm chôm đem lại năng suất cao

Có rất nhiều giống chôm chôm đem lại năng suất cao

Chọn giống và trồng cây

Trên thị trường hiện nay có nhiều giống chôm chôm như chôm chôm đỏ,chôm chôm thái, chôm chôm nhãn và chôm chôm vàng… Để tiết kiệm thời gian, công sức, bạn có thể mua sẵn cây giống ở vựa giống thay vì nhân giống bằng cách gieo hạt. Bạn tiến hành trồng cây như sau: dùng cuốc đào hố nhỏ, giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng cây giống khoảng 2 – 3cm. Lấy dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon, cách đáy 2 – 3cm, bóc lấy đáy túi ra, đồng thời cắt phần rễ cái để rễ con ăn ra khỏi bầu đất sau cùng mới đặt cây vào hố trồng. Dùng tay lấp và ép chặt lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay đổ gốc và nước tưới xói mòn cây. Để cây phát triển và đạt năng suất trồng trọt cao thì bạn cần tiến hành cắm cọc và buộc cành vào cọc để giữ cây thẳng đứng, cuối cùng bạn tưới ẩm gốc cây.

Chăm sóc

Sau khi trồng cây, bạn cần tiến hành tưới cho đủ ẩm gốc cây, vì là cây ưa ẩm và nóng nên sẽ khó để bạn chăm sóc hơn so với nông sản khác. Nếu vào mùa khô bạn cần tưới nước thường xuyên trong tháng đầu, trong điều kiện ngập úng, đất đóng váng và dựa vào thời tiết để tưới tiêu phù hợp. Sau giai đoạn này là lúc chôm chôm lớn, ở năm đầu tiên bạn cần tiến hành cắt tỉa để tạo hình dáng và giúp cây sinh trưởng  phát triển tốt, bạn chú ý nên cắt ngọn ở độ cao 60 – 70cm. Sau khi ngọn bị cắt sẽ xuất hiện những cành mọc ra từ gốc và thân cây thì chọn lại những cành khỏe, mập đều quanh thân. Việc cắt tỉa cần được tiến hành trong khoảng thời gian 18 – 20 tháng, sau đó để cây sinh trưởng và phát triển tự nhiên.

Áp dụng quy trình trồng và chăm sóc chôm chôm đem lại hiệu quả kinh tế cao

Áp dụng quy trình trồng và chăm sóc chôm chôm đem lại hiệu quả kinh tế cao

Tiến hành bón phân:

  • Năm thứ 1: Ở năm đầu tiên trung bình khoảng 1 – 1,5 tháng bạn tiến hành bón phân 1 lần, bón cho mỗi gốc khoảng 50 – 100g NPK.
  • Năm thứ 2: Ở năm thứ 2, lượng bónv sẽ tăng nên cho một gốc là 100g N+50g K2O và chia làm 2 lần để bón vào đầu và cuối mùa mưa.
  • Năm thứ 3: Năm thứ 3 là cây bắt đầu cho quả, lượng bón cho một cây là 1,5 phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2. Chia ra bón 2 lần vào trước ra hoa và sau khi thu hoạch để cây đạt năng suất trồng trọt cao.
  • Năm thứ 4: Lượng phân tăng so với các năm trước 0,5-1,0 kg/cây. Giữ nguyên tỷ lệ NPK là 2:1:2.

Những năm sau để đảm bảo cây cho ra trái ổn định, lượng phân bón được tăng dần lên khoảng:2-3 kg NPK cho một cây trong 1 năm và 10-30 kg phân chuồng.

Thu hoạch

Đến khoảng năm trồng thứ 3 cây sẽ cho thu hoạch, nhưng tùy từng giống sẽ cho thời gian thu hoạch khác nhau. Sau thu hoạch đợt trước thì bạn cần tiến hành tỉa bỏ hoàn toàn các phát hoa đã cho trái, cắt bỏ cành khô, chồi vượt và bón phân hóa học, phân hữu cơ đầy đủ để cây nhanh phục hồi và cho ra trái vụ sau.

Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chôm chôm đem lại hiệu quả kinh tế cao, vì thế trong nhiều năm liền cây chôm chôm được chọn làm cây kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.

Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *