Kĩ thuật nuôi thỏ độc đáo đem lại hiệu quả kinh tế cao

Thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm từ nuôi thỏ đã khiến người nông dân đổ xô đi nuôi thỏ, đã nhiều năm thỏ được xếp vào top con giống có giá trị kinh tế cao.

Nội dung

Thu nhập hàng 100 triệu đồng mỗi năm nhờ việc nuôi thỏ

Thu nhập hàng 100 triệu đồng mỗi năm nhờ việc nuôi thỏ

Kĩ thuật nuôi thỏ đem lại năng suất cao

Để đem lại hiệu quả kinh tế cao, các chuyên gia tư vấn nông nghiệp Việt Nam khuyến cáo: bà con nông dân phải tìm được những giống thỏ tốt, đồng thời chuồng trại và thức ăn chăn nuôi phải được đảm bảo chất lượng tốt.

Chuẩn bị chuồng nuôi thỏ

Chuồng thỏ được làm từ những vật liệu như tre, nứa, bương, gỗ hoặc sắt đảm bảo cho thỏ hoạt động thoải mái, dễ dàng vệ sinh và chăm sóc. Chiều cao chuồng 45 – 50 cm, rộng 70 – 75 cm. Bà con nông dân nên làm chuồng thỏ bằng nan vót nhẵn, chia làm hai hoặc bốn ngăn cho đều. Đáy chuồng cần làm bằng nan thẳng, khoảng cách giữa các nan 1,25 – 1,5 cm tránh cho thỏ không bị kẹt chân, đồng thời để chuột không chui vào cắn thỏ.

Máng thức ăn thô, máng ăn tinh và chậu nước uống phải được thiết kế tại vị trí thuận lợi giúp thỏ dễ ăn và không thể thải phân, nước tiểu. Máng ăn thường được làm từ ống nhựa có đường kính 110 mm và cắt khúc 8 – 9 cm, dùng làm khuôn đổ xi măng.

 Thức ăn

Thỏ là động vật dễ nuôi, vì vậy nguồn thức ăn của chúng cũng rất đa dạng như:  thức ăn tinh, thức ăn thô, xanh và thức ăn chế biến. Trong chương trình Cùng nhà nông làm giàu có chia sẻ: bà con nông dân nên đa dạng nguồn thức ăn cho thỏ như rau cỏ sạch, đồng thời tăng thêm các loại thức ăn xanh để giống thỏ có thể sinh trưởng phát triển tốt và tăng sức đề kháng khỏe mạnh.

Chọn giống

Căn cứ vào ngoại hình, khả năng sinh sản và nguồn gốc của thỏ để bà con nông dân chọn giống thỏ tốt.

Thỏ đực giống: Thỏ đực giống đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đàn. Một con đực giống tốt có thể phụ trách phối giống cho 5-6 con cái. chỉ nên cho phối giống tối đa 1 lần/ngày.

Thỏ cái sinh sản: Thỏ cái bắt đầu động dục và có thể chịu đực khi 4-5 tháng tuổi. Chu kỳ động dục của thỏ từ 10-16 ngày và thời gian kéo dài từ 3-5 ngày. Thỏ động dục sớm hay muộn là do thể lực, sức khỏe, chế độ dinh dưỡng và môi trường khí hậu quyết định, vì vậy quá trình chăm sóc thỏ bà con nông dân cần để ý, nếu thấy thỏ cái lâu không động dục thì cần xem xét và điều trị kịp thời.

               Chọn giống thỏ tốt là yếu tố quyết định sự thành công trong việc nuôi thỏ

Chọn giống thỏ tốt là yếu tố quyết định sự thành công trong việc nuôi thỏ

Cách chăm sóc thỏ

Giai đọan thỏ con theo mẹ

Sau khi thỏ đẻ xong, bà con nông dân tiến hành kiểm tra số lượng, đồng thười loại bỏ những con thỏ yếu, bệnh và chết sau đó tiến hành làm ổ ủ ấm cho thỏ con. Vì thỏ mẹ mỗi ngày chỉ vào ổ cho con bú 1 lần, vì thế sau khi thỏ con bú mẹ xong nên đưa ổ đẻ ra khỏi lồng thỏ mẹ đậy nắp cẩn thận để thỏ mẹ được yên tĩnh.

Trong khoảng 3 tuần đầu, thỏ con sống và phát triển hoàn toàn bằng sữa mẹ, đây cũng là giai đoạn quyết định đến tỷ lệ nuôi sống của thỏ con. Vì thế bà con nông dân cần hết sức lưu ý.

Thỏ con sau cai sữa

Giai đoạn này thỏ con ăn chưa nhiều và khả năng tiêu hoá còn rất kém, vì thế các loại thức ăn của thỏ lúc này cần đảm bảo chất lượng, dễ tiêu hóa để thỏ có thể dần quen với các thức ăn mới ngoài sữa mẹ. Khi thỏ dần quen với các loại thức ăn mới thì bà con nông dân tiến hành tăng thêm khẩu phần ăn cho thỏ.Bắt đầu từ tuần thứ 9 (giai đoạn vỗ béo thỏ thịt) nên để thỏ ăn tự do với những loại thức ăn giàu năng lượng và thức ăn thô đảm bảo.

Vệ sinh và phòng bệnh thỏ

Để quy trình chăn nuôi thỏ đạt hiệu quả và năng suất thì hàng ngày bà con nông dân cần tiến hành dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại, đồng thời quan sát quá trình ăn uống để theo dõi hệ tiêu hóa của thỏ.

 Nếu thấy thỏ có hiện tượng phân hôi, nhão sau đó lỏng dần thấm dính lông quanh hậu môn, kém ăn  thì đó có thể là triệu chứng của bệnh tiêu chảy.

Tiến hành phòng và chữa trị bệnh: khi thỏ bị tiêu chảy cần điều chỉnh chế độ ăn cho thỏ, cho thỏ ăn chút một và giảm bớt lượng nước trong khẩu phần ăn của thỏ. Nếu thỏ bị nặng thì cho uống Sulfaguanidin với liều 0,1 g/kg thể trọng/ngày. Cho thỏ uống liên tục khoảng 3 ngày, nếu thấy tình trạng thỏ vẫn không đỡ có thể nhờ sự thăm khám của bác sũ thú y để phòng tránh lây sang con giống khác.

Cần tiến hành phòng và điều trị bệnh cho thỏ kịp thời

Cần tiến hành phòng và điều trị bệnh cho thỏ kịp thời

Nếu thấy thỏ xù lông, kém ăn, gầy dần đôi khi ỉa chảy phân có màu đỏ thì đó là bệnh cầu trùng, bệnh này rất phổ biến ở thỏ và rất dễ khiến thỏ bị chết, vì vậy bà con nông dân cần hết sức lưu ý với căn bệnh này và sớm tham khảo phương pháp điều trị.

Thỏ là loài động vật dễ nuôi và tháng tuổi nuôi không dài nhưng chúng cũng rất cần sự lưu tâm của bà con nông dân, vì vậy để có những giống thỏ tốt, năng suất, chất lượng cao thì trong quá trình chăn nuôi, bạn nên dành nhiều thời gian chăm sóc cũng như nghiên cứu các phương pháp, cập nhật những thông tin mới chăn nuôi để có các biện pháp chăn nuôi hiệu quả nhất.

Kĩ thuật nuôi thỏ không hề khó và được nhiều bà con lựa chọn để nâng  caogiá trị kinh tế cho gia đình, đã nhiều năm liền, thỏ vinh dự được đứng vào Top những con giống đem lại năng suất và giá trị kinh tế cao cho nền Nông nghiệp cả nước.

Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *