Chuyện lì kì ở Huế Cọp trả ơn và Voi có tính người

Mặc dù cọp là loài hung hãn, nhưng nhiều người An Nam vẫn tin rằng Cọp là loài biết ân nghĩa và không quên ơn đối với người đã cứu giúp mình

cop tra on

Cọp trả ơn cứu giúp

Nội dung

Kể ra nhiều chuyện như việc cọp trả ơn để minh họa. Và đây là một chuyện mà một bác sĩ thú y đã kể cho ông Chaigneau. Tôi xin kể ở đây để mọi người tham khảo nhưng không đảm bảo tính xác thực

Vào một đêm mùa hè trăng thanh gió mát, một bà mụ sống trong bản làng giữa rừng núi hoang vu, bỗng nghe thấy một tiếng rên xiết như tiếng thú đang hết sức đau đớn. Thay vì cài then chốt cửa, bà mụ thu hết can đảm ra xem xét sự tình. Dưới ánh trăng, bà trông thấy một con cọp cái đang trở dạ. Cọp cái nhác thấy bà liền khó nhọc trườn mình tới chân bà, rồi nằm dài ra. Rõ ràng con cọp đáng thương van nài bà giúp đỡ. Bà mụ hiểu ngay, không hề mất bình tĩnh, bà cúi xuống xem xét kẻ vượt cạn: con vật rất chịu khó nghe theo lời chỉ dẫn của bà mụ. Bà mụ làm hết mình trong khi tình trạng con cọp là khá nguy kịch. Cuối cùng bà mụ cũng thành công trong việc giúp con cọp vượt cạn. Xong việc, bà mụ ba chân bốn cẳng chạy về nhà ngay. Nhiều ngày trôi qua từ đêm hôm đó, một buổi sáng mở cửa, bà mụ bất ngờ khi thấy ngay trong sân có một con lợn rừng giống như bị cọp vồ chết, đầy dấu móng vuốt cọp.

Vị quan nói thêm, đó là quà cọp mang đến biếu bà lão để bày tỏ lòng ân nghĩa của mình.

Voi có tính người 

Voi thuộc lực lượng quân bị của người An Nam, đặt dưới sự chỉ huy của 1 vị quan. Dưới triều vua Minh Mạng, lực lượng này lên đến 800 con trong đó: 130 con phục vụ Hoàng thành; số còn lại phân thành 5 đội thuộc quyền quân đội quản lý. Hoàng thân quốc thích có quyền nuôi 1 hoặc 2 con để sử dụng, ngoài ra không ai khác được quyền nuôi voi

Trong quân đội, cứ 1 con voi thì có 4 người theo trông coi. Họ phải lên núi hái lá cho voi ăn, với 1 khối lượng khổng lồ cần được vận chuyển về, không đủ thì phải ra vùng ven lấy thêm lá chuối mà voi ưa thích.

Và để nuôi sống cơ thể vĩ đại của mình, nó phải cần rất nhiều thức ăn. Mỗi con voi trưởng thành ăn khoảng 150 kg (300 lb) cỏ, cành nhỏ, lá cây, trái cây mỗi ngày. Những thức ăn như vậy cần được nhai kĩ càng.

Voi có những răng nghiền phía sau ở cửa miệng, đây là vị trí mà các răng có lực mạnh nhất, nhưng nó cũng bị mòn đi. Khi đó răng mới sẽ được mọc lên ở phía dưới rồi đẩy răng cũ ra ngoài. Do đó, voi mọc răng trong suốt cuộc đời, tổng cộng có 6 bộ răng nghiền, nhưng khi bộ răng cuối cùng bị mòn thì khi đó voi đã sống đến 55 tuổi. Nó trở nên yếu đi vì thiếu thức ăn và sẽ chết vì đói nhiều hơn là về bệnh tật.

Voi hẳn nhiên là một trong những loài vật thông minh nhất: trung thành và gắn bó với người quản tượng như chó theo với chủ.Thật ngạc nhiên khi thấy một con vật bề ngoài thô tháp đáng gờm như vậy lại có những tình cảm cao đẹp.

Voi không những e sợ mà còn thực sự gắn bó khắn khít với viên quản tượng, nó vâng lời người này như một đứa trẻ, buồn bã khi anh ta đi vắng, vui mừng khi thấy chủ trở về.

Tôi không bao giờ quên 1 lần đi thăm trại nuôi voi ở Huế. Khi vào 1 chuồng thì thấy 1 chú voi bị cột dây, gần voi là 1 đứa bé chập chững biết đi. Tôi muốn lại gần đứa bé nhưng giật mình sửng sốt khi nghe 1 tiếng kêu như đe dọa, đồng thời nhận luôn vào mặt 1 cái phun nước từ vòi con voi.

Rõ ràng là 1 lời cảnh báo tôi nên tránh xa đứa bé mà con voi đang có phận sự trông coi. Lo sợ voi càng hung hăng thêm, tôi buộc phải rời ngay khu chuồng trại. Ra đến bên ngoài thì tôi gặp người quản tượng. Tôi kể lại ngay cho ông nghe chuyện thái độ phản ứng của voi. Người quản tượng nói

Cậu có lý khi ra khỏi ngay khu vực đó. Vì lẽ, con tôi ở đó thì không ai có thể đến gần thằng bé, ngoài trừ vợ chồng tôi. Nếu bây giờ cậu trở lại với tôi thì chẳng có chuyện gì xảy ra cả

Tôi theo chân người quản tượng vào chuồng trại, lại thấy một cảnh tượng hết sức cảm động. Thấy chủ, voi tỏ vẻ rất vui mừng, với vòi sờ nắm người quản tượng, khi thì nhìn ông, khi thì nhìn đứa bé như muốn nói: Đấy, con trai ông đấy, tôi đã trông coi nó chu đáo

Voi choàng lấy đứa bé bằng vòi như thể 1 bà mẹ ôm lấy con mình, nhẹ nhàng nâng lên, cẩn thận không làn ngửa đầu đứa bé, rồi đặt nó vào vòng tay người cha. Người quản tượng ôm hôn con, và cả ba người và thú, trông rất sung sướng, khiến tôi cũng thích thú lây. Dù thịt voi rất dai, người An Nam cũng không chê 1 số bộ phận, khi có dịp sẵn sàng thưởng thức. Nhưng dịp để được ăn thịt voi là rất hiếm, chỉ có lính tráng mới có cơ hội. Tôi nhớ có lần từng nếm thử món làm từ bàn chân voi, và tôi thấy cũng không quá tệ. Thực tế do hôm đó đói bụng ngon miệng nên khẩu vị của tôi cũng dễ tính hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *