Đậu nành rau là một trong những loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao khi trồng luân canh trên đất lúa. Vậy quy trình trồng và chăm sóc đậu nành như thế nào để đem lại giá trị kinh tế cao nhất?
- Cách trồng bí xanh cho năng suất cao
- Quy trình, kỹ thuật trồng củ cải đỏ theo quy mô gia đình
- Kỹ thuật trồng cây sả theo quy mô gia đình
Cách trồng đậu tương cho năng suất cao
Thời vụ trồng đậu nành
Nội dung
Theo một gia đình sinh viên Cao đẳng Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, ở vùng ĐBSCL có thể trồng trong vụ đông xuân và vụ xuân hè luân canh với lúa. Còn ở vùng Đông Nam Bộ nhờ nước trời thì trồng đầu mùa mưa (vụ hè thu) cuối tháng 4 và giữa mùa mưa (vụ thu đông) có thời gian xuống giống từ đầu đến giữa tháng 8.
Chọn và làm đất
Các loại đất màu và đất lúa chủ động tưới tiêu đều có thể trồng được đậu nành rau. Nhưng những loại đất thịt nhẹ, có độ phì cao, tơi xốp thì đậu nành rau sẽ thu được năng suất cao. Đất có độ pH từ 5,8 – 6,5. Cày bừa kỹ cho đất tơi nhỏ, nhặt sạch cỏ dại. Lên luống cao 20 – 25cm, rộng 1,5 – 2m, rãnh rộng 30cm. Mật độ thích hợp trồng thâm canh là từ 35 – 40 cây/m2. Lượng hạt giống cần thiết từ 80 – 90 kg/ha. Theo đó, bà con nông dân cần lưu ý vụ hè thu không nên trồng dày quá sẽ dễ sinh sâu bệnh, năng suất thấp.
Cách trồng đậu nành
Nếu cần xử lý đất trước khi gieo cho vùng hay bị sâu đất phá hại thì dùng dầu hôi trộn với cát rải hoặc xử lý đất trừ kiến bằng các loại thuốc được phép sử dụng trên rau. Những loại thuốc có tác dụng hạn chế sự phá hại của sâu xám lúc cây còn nhỏ. Dùng cám rang thơm trộn với thuốc để bẫy sâu.
Bón phân cho đậu nành
Trộn 2kg cám với 0,5kg thuốc, rải cho 1.000m2 trước khi trời tối. Rạch hàng cách nhau 30 – 40cm, sâu 10cm rồi bón lót vôi bột 10 – 20 kg/1.000m2 + phân chuồng, phân lân. Bón xong lấp lên trên một lớp đất rồi gieo hạt và cuối cùng lấp kín hạt. Rắc đều toàn bộ lượng vôi bột trên mặt luống. Chú ý nếu đất khô thì tưới đất ẩm trước khi gieo hạt cho hạt dễ nẩy mầm và mọc đều.
Bón phân cho đậu nành
Các chuyên gia tư vấn nông nghiệp cho biết, lượng phân và cách bón tùy thuộc vào độ phì của đất. Ở mức trung bình cần bón 10 tấn phân chuồng, 40kg N, 80kg P2O5, 70kg K2O (lượng phân thương phẩm quy ra là 87kg urê + 485kg super lân + 117kg kali) cho 1ha. Ở đất nghèo dinh dưỡng có thể bón 50kg N, 100kg P2O5, 90kg K2O (lượng phân thương phẩm quy ra là 108kg urê + 600kg super lân + 150kg kali) và 15 – 20 tấn phân chuồng cho 1ha.
Bón làm 2 lần: Lần 1 bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân (hoặc bón thêm vôi nếu đất bị phèn) + 50% phân kali và 50% phân đạm (lúc gieo hạt). Lần 2 bón thúc 50% kali và 50% phân đạm còn lại vào lúc bắt đầu hình thành quả.
Hi vọng với quy trình kỹ thuật trên giúp bà con nông dân nắm được cách trồng đậu nành để cho năng suất tốt nhất.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn – Tổng hợp