Cách phòng trừ bệnh sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Bệnh sâu cuốn lá nhỏ rất thường gặp trên lúa có thể lan thành dịch. Để tránh ảnh hưởng đến năng suất, Nongnghiepvietnam xin gửi đến bà con cách phòng và trị bệnh sâu cuốn lá nhỏ trên lúa.

Nội dung

1. Cách nhận biết bệnh sâu cuốn lá nhỏ ở lúa.

– Hiện nay ở nước ta sâu cuốn lá nhỏ hại lúa có 3 loại chính thường bắt gặp đó là M.patnalis, sâu cuốn lá Cnaphalocrocis medinalis và Marasmia exigua. Khi chúng xuất hiện thường gây thành dịch lớn và làm ảnh hưởng nặng nề đến năng suất của lúa, thường phát triển ở giai đoạn đẻ nhánh và đòng đến trổ.

Cách phòng trừ bệnh sâu cuốn lá nhỏ hại lúa - 1

Bệnh sâu cuốn lá nhỏ hại lúa.

– Lá lúa bị những con sâu hại cuốn thành bao, chúng sẽ sống trong đó và ăn phần nhu mô, chỉ còn lại lớp biểu bì.

– Những khu lúa bị sâu cuốn lá hại thường bị xơ xác, lá bạc trắng. Sâu cuốn lá nhỏ có màu vàng nâu, mép ngoài viền có màu xám hay nâu sẫm, có hai vân ngang màu xám tro hình lượn sóng ở cánh. Chúng sống trong khoảng 2 đến 6 ngày.

– Sâu đẻ trứng có hình bầu dục, màu hơi đục khi mới đẻ và sau đó dần chuyển sang màu vàng và rải rác trên các lá lúa. Sâu non có màu xanh lá mạ, nhộng có màu cánh gián và thường sống ở trong bao lá hoặc giữa các khe dảnh lúa.

Sâu cuốn lá nhỏ mỗi năm thường sinh đẻ khoảng 7-8 lứa, gây hại nặng nề nhất là lứa 3 vào khoảng thời gian tháng năm, lứa 4 vào tháng 6, lứa 5 vào tháng 8 và lứa sáu vào cuối tháng tám đến khoảng đầu tháng chín.

2. Cách phòng và trị bệnh sâu cuốn lá nhỏ hại lúa.

Bệnh sâu cuốn lá nhỏ là một trong các loại sâu bệnh hại lúa thường xuất hiện quanh năm và làm giảm năng suất của lúa. Chính vì thế bà con cần biết cách phòng và điều trị bệnh.

Hướng dẫn cách phòng trừ bệnh sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hướng dẫn cách phòng trừ bệnh sâu cuốn lá nhỏ hại lúa.

– Bà con nông dân nên chọn các loại giống tốt có khả năng kháng bệnh, chịu được các điều kiện thời tiết. Cân đối trong việc bón phân và không bón quá nhiều đạm.

– Khi có sâu bà con có thể dùng cách thủ công như dùng vợt bắt bướm và bắt sâu khi chúng mới nở. Khi mật độ sâu đã đến ngưỡng trên 50 con/m2 trong giai đoạn đẻ nhánh và trên 20 con/m2 đối với giai đoạn lúa trổ, bà con tiến hành trừ sâu bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật như Padan, Finico, Sadavi hoặc Regent…

– Để phòng trừ đạt hiệu quả nhất thì bà con cần nắm rõ được vòng đời của sâu. Nếu đến thời gian đẻ nhánh mà lúa đã bị hại trắng thì lúc này ko nên phòng trừ mà để 2 tuần sau nữa là phù hợp nhất. Sâu càng lớn thì hiệu quả phòng trừ sẽ không cao, trừ sâu tốt nhất là lúc sâu mới 1-2 ngày tuổi.

Trên đây là cách phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa. Bà con nên quan sát đồng ruộng và có cách phòng trừ sâu bệnh kịp thời để tránh bệnh lây thành dịch và ảnh hưởng đến năng suất lúa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *