Các loại sâu bệnh hại lúa thường gặp và cách phòng trừ

Lúa là một trong những cây lương thực chủ chốt trong nn nông nghip Vit Nam. Dưới đây là các loại sâu bệnh hại lúa thường gặp và cách phòng trừ cho bà con tham khảo.

Nội dung

1. Cách phòng trừ bệnh đạo ôn ở lúa.

– Những dấu hiệu nhận biết:

+ Ban đầu có những chấm nhỏ màu xanh lục sau đó dần dần chuyển thành xám nhạt. Vết bệnh sẽ lan to dần và có hình bầu dục hoặc hình thoi, rìa vết bệnh có màu váng nhạt, ở giữa là màu xám, các vết bệnh có khả năng nối nhau khiến lá lúa bị úa vàng, cây lúa bị lụi đi và cứng, nếu nặng hơn các đốt thân và lá sẽ bị gãy gập.

Các loại sâu bệnh hại lúa thường gặp - bệnh đạo ôn

Bệnh đạo ôn là một trong những loại sâu bệnh hại thường gặp trên lúa.

+ Bệnh đạo ôn khiến cây lúa bị bạc bông và hạt lép.

– Con đường lây bệnh:

+ Bệnh đạo ôn lây bằng bào tử. Bệnh lây lan mạnh khi thời tiết âm u, ít nắng kèm theo sương mù hoặc mưa nhỏ.

+ Bệnh đạo ôn trên lá thường gặp vào tháng 3,4, bệnh đạo ôn trên cổ bông vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 hoặc cuối tháng 9 đến đầu tháng 10.

– Cách phòng trừ bệnh:

+ Để phòng ngừa bệnh đạo ôn trên lúa bà con cần dọn dẹp đồng ruộng sau khi thu hoạch, không để lúa lấy giống ở những ruộng đã bị bệnh. Nên chọn những giống lúa có khả năng kháng bệnh cao.

+ Theo các chuyên gia tư vấn kỹ thuật trồng trọt, bà con nên chăm sóc và bón phân hợp lý, không bón quá nhiều đạm. Với những ruộng đã bị nhiễm bệnh không bón đạm, Kali, chất kích thích tăng trưởng, phân bón lá, tiếp tục chăm sóc sau khi đã trừ được bệnh.

+ Phun thuốc trừ bệnh: Fujione,Fu-Amy, phun 2 lần, mỗi lần cách nhau bảy ngày đối với những ruộng bị nặng, nên phun phòng bệnh đạo ôn trước khi lúa trổ bông.

2. Cách phòng trừ bệnh bạc lá, đốm sọc ở lúa.

– Dấu hiệu nhận biết:

+ Bệnh bạc lá là một trong các loại sâu bệnh hại lúa thường gặp và thường xảy ra ở trên mép lá sau đó kéo dài theo gân chính hoặc lan dần đến phiến lá. Có trường hợp bệnh xảy ra ở phiến lá trước rồi mới bắt đầu lan sang khu vực xung quanh.

Các loại sâu bệnh hại lúa thường gặp và cách phòng trừ - bệnh bạc lá

Bệnh bạc lá ở lúa.

+ Vết bệnh có đường gợn sóng màu vàng, mô bệnh có biểu hiện màu xanh tái hoặc vàng lục, lá bị khô xác và có màu nâu bạc.

+ Vào sáng sớm hoặc những khi không khí ẩm thì trên vết bệnh có xuất hiện giọt dịch màu trắng đục rồi chuyển thành màu vàng đục.

+ Khi bệnh phát triển thành nặng thì lá lúa bị khô cháy. Bệnh do vi khuẩn gây ra và xuất hiện từ giai đoạn cây mạ đến khi lúa chín.

– Cách phòng trừ bệnh bạc lá, đốm sọc:

+ Sau khi thu hoạch bà con cần vệ sinh sạch sẽ những tàn dư bệnh ở đồng ruộng. Cày bừa kỹ, đối với những ruộng vụ trước bị bệnh thì cần bón vôi bột khoảng 20-30kg/sào Bắc Bộ rồi mới tiến hành gieo vụ mới.

+ Nên chọn những loại giống có khả năng kháng bệnh, không để giống trên những khu đất đã bị bệnh. Có chế độ chăm bón hợp lý, không bón quá nhiều đạm.

+ Phun thuốc trị bạc lá asa, Xanthomix, Staner… khi tỉ lệ lá hại là 20%. Sau khi bệnh hết thì tiến hành chăm bón như bình thường.

Trên đây là một số bệnh hại lúa thường gặp và cách phòng trừ. Chúc bà con đạt trồng trọt đạt năng suất cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *