Cách phòng trừ bệnh khô vằn hại lúa

Thời tiết nắng mưa thất thường cùng mật độ gieo cấy dày là điều kiện thích hợp để bệnh khô vằn hại lúa phát triển. Bà con cần có biện pháp phòng trừ kịp thời nếu không sẽ làm giảm năng suất.

Nội dung

Nguyên nhân gây ra bệnh khô vằn hại lúa.

Bệnh khô vằn hại lúa do nấm khô vằn gây ra và gây hại trên diện tích lớn. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ cao. Nhất là là ở những ruộng có mật độ cấy dày, rậm rạp.

Cách phòng trừ bệnh khô vằn hại trên cây lúa 1

Bệnh khô vằn hại lúa.

Ngoài ra chế độ bón phân cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh khô vằn. Nếu như lúa đang trong thời gian bị bệnh mà bón đạm thúc đòng thì sẽ khiến bệnh lây lan càng nhanh. Trong nông nghiệp Việt Nam, có những trường hợp không phòng trừ bệnh cho lúa kịp thời khiến năng suất giảm đáng kể.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh khô vằn hại lúa.

Ban đầu bà con có thể trông thấy ở những bẹ lá gần gốc có những vết bệnh màu trắng xám và hình bầu dục. Khi bệnh đã lan lên lá thì vết bệnh loang lổ như hình vằn da hổ mà không có hình dạng cố định.

Nấm khô vằn già phát triển thành hạch rồi rụng xuống gốc. Với những cây lúa đã bị nhiễm nấm khô vằn thì thường xuất hiện kèm theo nấm bồ hóng, do đó bà con có thể thấy cây lúa không được sạch sẽ mà có vết nhám bẩn như lớp tro mỏng.

Cách phòng trừ bệnh khô vằn hại lúa.

cach-phong-tru-benh-kho-van-hai-lua-1

Bệnh khô vằn cần được phòng trừ kịp thời nếu không sẽ lây lan mạnh.

– Không nên bón quá nhiều đạm, không để quá nhiều nước trong ruộng khiến độ ẩm cao tạo điều kiện cho nấm khô vằn phát triển. Lời khuyên của các chuyên gia tư vấn trồng trọt cho bà con với những ruộng lúa chưa làm đòng thì cần tháo hết sạch nước, nếu lúa đang làm đòng thì giữ lại mực nước cao khoảng 2cm.

– Phun thuốc và bón kali: Để trị bệnh khô vằn hại lúa, bà con cần chọn các loại thuốc như Carbenrim,  Anvil, Monceren, Nativo…

Lưu ý:

Phun thuốc bảo vệ thực vật chỉ có tác dụng khi mà vết bệnh mới phát sinh và chưa lan lên lá và thuốc phải được tiếp xúc với tầng lá của cây. Chính vì thế để đạt hiệu quả trừ bệnh cao thì bà con cần phát hiện bệnh sớm và phun thuốc kịp thời.

Bên cạnh đó bà con kết hợp bón Kali, không chỉ có tác dụng giúp mầm đòng phát triển mà còn có khả năng kìm hãm sự lây lan của bệnh khô vằn. Nên phun kèm Kali trắng vì Kali trắng là loại phân dễ tiêu, có khả năng hấp thu trực tiếp vào lá cây lúa, mô tế bào thân và kìm hãm nấm khô vằn phát triển, ngoài ra òn làm cho thân lá lúa cứng cáp hơn.

Khi phun thuốc bà con cần phun cả lên bờ cỏ xung quanh để tiêu diệt toàn bộ nguồn bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *