Cách phòng tránh dịch bệnh cho vật nuôi mùa Đông Xuân

Thời tiết mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển, tồn tại lâu hơn trong môi trường, vì vậy để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi người dân cần có biện pháp phòng chống kịp thời.

Nội dung

Vệ sinh và giữ ấ, chuồng trại để bảo vệ gia súc, gia cầm

Vệ sinh về chuồng trại

Thời tiết đông xuân thường rất hay mưa, gió rét và ẩm ướt, vì thế để vật nuôi không bị nhiễm bệnh người chăn nuôi cần gia cố, tu sửa chuồng trại, đảm bảo cao ráo, dễ thoát nước, dễ vệ sinh, ấm áp về mùa đông. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần theo dõi diễn biến của thời tiết để điều chỉnh tiểu khí hậu trong chuồng nuôi cho phù hợp. Những ngày mưa phùn, ẩm độ cao cần giữ ấm cho con vật, nhất là đối với gia súc, gia cầm non. Với bê nghé chăn thả muộn, về sớm. Những ngày trời rét dưới 15oC không chăn thả gia súc, gia cầm ra ngoài đồng. Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, vệ sinh máng ăn, máng uống cho đàn gia súc gia cầm, đảm bảo nền chuồng nuôi luôn khô ráo. Xây hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi, thay thuốc sát trùng thường xuyên. Có hệ thống xử lý chất thải.

Chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi cẩn thân

Các chuyên gia tư vấn nông nghiệp hướng dẫn để gia súc, gia cầm nâng cao sức đề kháng chống lại các tác động bất lợi của thời tiết và hạn chế dịch bệnh động vật phát sinh thì người chăn nuôi cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Thức ăn cần sạch sẽ hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng cho mỗi loại vật nuôi và theo từng giai đoạn phát triển. Bổ sung vào thức ăn, nước uống các loại khoáng chất, vitamin, chất điện giải, men tiêu hoá để nâng cao sức đề kháng cho con vật. Đối với trâu bò cần dự trữ thức ăn xanh và khô như ủ chua rơm rạ, cỏ khô, bổ sung thêm thức ăn tinh như cám, ngô, gạo, khoai, sắn, trong những ngày rét đậm, rét hại có thể dùng bao tải sạch hoặc chăn cũ làm áo chống rét, đốt củi, trấu, than sởi ấm cho trâu, bò.

Với những con vật nuôi có biểu hiện bất thường cần cách ly, gọi bác sĩ thú y tới để kiểm tra và có phương án xử lý kịp thời.

Thức ăn cho vất nuôi cần đảm bảo về giá trị dinh dưỡng và độ tươi mới

Chủ động tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin

Trong chăn nuôi tiêm phòng vắc xin là một trong những biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất, vì vậy, người chăn nuôi cần chủ động tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin.

  • Đối với trâu, bò, dê: Cần tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng, lở mồm long móng.
  • Lợn: Tiêm phòng vắc xin dịch tả, tụ huyết trùng, Lở mồm long móng.
  • Gà, chim cút: Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Niu cát xơn.
  • Vịt, ngan: cần tiêm phòng vắc xin dịch tả vịt, cúm gia cầm A/H5N1, H7N9 (thể độc lực cao)
  • Chó, mèo tiêm phòng vắc xin dại.

Đây đều là những loại vắc xin bắt buộc phải tiêm phòng cho vật nuôi để đảm bảo sức khỏe được tốt nhất cũng như phòng tránh nhiều bệnh tật.

Ngoài ra, cần tăng cường công tác kiểm dịch cây giống, con giống trong nông nghiệp để đảm không lây lan dịch bệnh. Đảm bảo được những yếu tố trên đàn vật nuôi sẽ không bị dịch bệnh và tăng cường sức đề kháng trong điều kiện thời tiết không thuận lợi như mùa đông xuân.

Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *