Cách chăm sóc và nuôi dưỡng chó con

Để có một chú chó con thông minh, khỏe mạnh và đáng yêu, người chủ nuôi cần phải biết cách chăm sóc và nuôi dưỡng chúng. Cùng Nông nghiệp Việt Nam tìm hiểu một số kỹ thuật nuôi và chăm sóc chó cơ bản dưới đây nhé.

Nội dung

Mua chó có nguồn gốc, lý lịch rõ ràng.

Nên mua chó con của chú nuôi có chó mẹ ở nhà đẻ hoặc mua ở chú chó có nguồn gốc, lý lịch rõ ràng. Nên chọn những chú chó nhanh nhẹn, khỏe mạnh và có sổ khám sức khỏe đi kèm dám tem các loại vaccin phòng dịch, ngày tẩy giun sán.

Cách chăm sóc và nuôi dưỡng chó con

Nên mua chó con có nguồn gốc rõ ràng.

Không nên mua những chú chó không có nguồn gốc rõ ràng vì khả năng mắc bệnh truyền nhiễm của chúng rất cao.

Kiểm tra sức khỏe cho chó con.

Bạn nên đưa chó con đến chỗ bác sĩ thú y có kinh nghiệm để khám sức khoẻ tổng thể và trực tiếp tư vấn cách chăm sóc cho cún của bạn , và yêu cầu bác sỹ cấp “Sổ theo dõi sức khoẻ” cho cún có ghi số điện thoại và địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.

Chuẩn bị chỗ ở cho chó con.

Chỗ ở của chó cần đảm bảo thoáng mát, ấm áp, có đủ ánh sáng nhất là có thể tắm nắng buổi sáng, không nên cho cún nằm điều hoà và nằm trước quạt vì như vậy cún rất dễ có khả năng bị nhiễm lạnh. Tránh để chó cún ở vị trí cao: cửa sổ, ban công, cầu thang dễ rơi ngã.

Tắm cho chó con.

Không nên tắm cho chó con bằng nước ngay khi mới mua chó về. Nếu thấy chó con hôi thì có thể tắm cho chúng bằng phấn khô. Nếu tắm ngay, cún rất dễ có khả năng bị viêm phổi và kế phát sang các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Những ngày đầu xa mẹ, chó có thể kêu sủa, chủ nuôi nên vỗ về chúng để chúng yên tâm hơn.

cach-cham-soc-va-nuoi-duong-cho-con2

Cách chăm sóc và nuôi dưỡng chó con.

Chế độ dinh dưỡng cho chó con thế nào?

– Khẩu phần ăn uống phải đầy đủ chất dinh dưỡng,năng lượng:Protein,béo,tinh bột,khoáng chất và vitamine từ các thức ăn tự nhiên.

– Không cho ăn thức ăn ôi thiu,thức ăn thừa của mèo,cám lợn,hoặc nứớc rác,phân người và động vật khác.

– Không nên lạm dụng thuốc,hoặc thức ăn tổng hợp.Rất lưu ý không cho ăn quá nhiều sữa,cá tanh,mỡ.Đặc biệt không cho ăn phổi,gan bò lợn vì bẩn,gan có chứa nhiều độc chất dễ gây ung thư. Tốt nhất hãy cho cún ăn ruốc thịt hoặc cháo thịt không mỡ.

– Cho ăn khoảng 3-4 bữa ngày,chỉ cho ăn gần no thì dừng.Không để sẵn đồ ăn chó lúc nào thích ăn thì ăn. Nước uống sạch,luôn đầy đủ.Không bao giờ cho chó ăn quá no.

– Dụng cụ cho ăn: bát, đĩa… phải luôn rửa sạch sẽ, khô ráo và phải đảm bảo xối nước sạch hết độ kiềm sút (bazơ) của xà-phòng.

– Khi thấy chó có những biểu hiện khác thường: nôn,bỏ ăn,buồn dầu,tiêu chảy,nghi ốm,phải ngừng cho ăn,mời Bác sỹ Thú Y khám và tư vấn.Cho ăn cưỡng bức lúc này là cực kỳ nguy hiểm đối với chó.

– Chó con rất thích gặm, mài răng, rất hay cắn nát giày dép, đệm mút sa-lông không những hỏng đồ mà còn ăn nuốt gây độc và viêm tắc đường tiêu hóa, do đó cần chó chúng tránh xa những thứ này.

Chăm sóc sức khoẻ, tiêm phòng dịch bệnh.

– Tiêm phòng dịch:

+ Sau khi mua khoảng 1 tuần bạn nên đem cún đến nhà Bác sỹ Thú y của bạn kiểm tra lại toàn bộ và tư vấn về quy trình tiêm phòng dịch riêng cho chó của bạn.

+ Nếu chó con nhà bạn chưa được tiêm phòng thì nên cho chúng tiêm vacxin phòng 5 hoặc 7 bệnh truyển nhiễm như bệnh: Care,pavo,lepto,parainfluenza,Dại… Mọi lần tiêm phải có dán nhãn thuốc và ghi ngày tiêm và ký tên người tiêm trong “sổ sức khoẻ” của chó.

– Tẩy giun sán: Ít nhất 2 lần khi chó được 4 tháng tuổi trị các loại giun: đũa, giun móc… Nên cho uống thuốc phòng bệnh “giun tim”từ 4 tháng tuổi.

Được Sưu tầm bởi các Dược sĩ Truong Cao dang Duoc Sai Gon

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *