Biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi vào mùa đông

Thời tiết khí hậu mùa đông dễ khiến cho đàn gia súc gia cầm mắc bệnh, vì thế người chăn nuôi cần chủ động chăm sóc và phòng chống bệnh cho vật nuôi.

Nội dung

Người nuôi cần giữ ấm cho vật nuôi

Người nuôi cần giữ ấm cho vật nuôi

Chuồng trại vật nuôi

Các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi vào mùa đông luôn là câu chuyện nhà nông được nhiều bà con quan tâm mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Để đảm bảo tốt cho vật nuôi trong thời gian này bà con luôn phải đảm bảo nơi ở vật nuôi được giữ ấm, khô ráo có thể dùng rơm, rạ cho vào chuồng làm ổ, bên ngoài thì kết hợp che bạt, lợp mái theo hướng gió, đối với chuồng gia cầm thì có thể thắp điện. Nền chuồng luôn phải đảm bảo khô ráo, không đọng nước.

Hiện nay nhiều hộ chăn nuôi trang trại lớn thường sử dụng nền đệm lót sinh học giúp giữ nhiệt rất tốt. Vào mùa đông các đợt gió thường rất độc đối với vật nuôi vì thế bà còn cần chú ý tới điều này.

Vệ sinh cho vật nuôi vào mùa đông

Người nuôi cần chú ý vệ sinh chuồng trại thường xuyên bằng cách rắc vôi bột xung quanh chuồng hay vào các hố chứa nước thải hoặc dùng những hoá chất khử trùng tiêu độc chuồng trại.Thức ăn của vật nuôi tốt nhất nên mua ở những nơi uy tín trên thị trường vật tư nông nghiệp, phải đảm bảo được độ tươi, tránh thức ăn bị ẩm mốc, nếu thức ăn thừa vật nuôi không ăn hết nên bỏ đi và không cho ăn vào bữa sau. Các dụng cụ tiếp xúc với vật nuôi cần được vệ sinh tuần 2 – 3 lần, nguồn nước uống phải đảm bảo sạch sẽ, cần thiết có thể cho uống nước sôi đây là biện pháp tích cực nhằm tiêu diệt và làm giảm mật độ mầm bệnh có sẵn trong môi trường, làm cho mầm bệnh không thể gây bệnh cho vật nuôi. Cần thường xuyên chú ý đến vật nuôi, khi vật nuôi có biểu hiện lạ nên cách lý với những con vật khác và có hướng điều trị kịp thời để tránh bệnh phát triển thành dịch.

Trong điều kiện thời tiết mùa đông không nên nhân giống hay nuôi con non vì trong thời điểm nay con vật rất dễ chết cũng như sức để kháng sẽ yếu hơn bình thường.

Chuồng trại cần được đảm bảo sạch sẽ

Chuồng trại cần được đảm bảo sạch sẽ

Chăm sóc vật nuôi mùa đông

Mùa đông còn được gọi là mùa dịch bệnh của vật nuôi, vì trong thời gian này đối với gia cầm người nuôi cần chú ý giữ ấm chuồng trại một cách tối đa, có thể kéo dài thời gian nuôi úm gà con khi thời tiết quá lạnh. Cho ăn thức ăn đầy đủ, chất lượng tốt, đảm bảo không thiu mốc, không độc tố. Cần có khẩu phần ăn cho con nuôi giàu năng lượng bằng những thực phẩm tinh bột và bổ sung Vitamin như: Bcomplex, Vitamin C bằng cách pha vào nước uống nhằm tăng cường sức đề kháng. Còn đối với gia súc cần tăng cường thức ăn xanh như cỏ tươi, củ, quả,và các loại vitamin…Tăng cường thức ăn có nhiều tinh bột, đường trong khẩu phần. Đảm bảo cho gia súc ăn đủ thức ăn thô xanh.Mùa đông thức ăn xanh thường bị thiếu, có thể chế biến phụ phẩm nhằm nâng cao giá trị dịnh dưỡng và giải quyết thức ăn như rơm ủ urê, cỏ ủ chua để luôn có lượng thức ăn đủ cho vật nuôi.

Nếu là động vật chăn thả, bà con nên để trời khô ráo xương mới được thả vật nuôi và cần lúa vật nuôi về trường trước 4 giờ chiều. Vì tầm sáng sớm và chiều tối dễ khiến gia súc, gia cầm bị cúm.

Tiêm phòng vật nuôi

Nếu chỉ chú ý đến thức ăn và nơi ở thì đàn gia súc vẫn có khả năng bị ốm, vì thế để đảm bảo đàn gia súc được khỏe mạnh một cách tối đa người chăn nuôi cần chủ động tiêm một số loại vacxin, kháng sinh phòng bệnh như ở trâu bò có bệnh lở mồm lanh móng, tủ huyết trùng, còn gà vịt thì cúm, tả… . Đặc biệt ở những vùng núi điều kiện thời tiết nơi đây khá khắc nhiệt cũng còn nhiều hạn chế nên bà con cần đặc biệt chú ý tới công tác phòng bệnh cho vật nuối trong thời tiết khí hậu mùa đông.

Bà con cần tuân thủ đúng hướng dẫn của các chuyên gia tư vấn nông nghiệp trong điều kiện thời tiết này có như thế đàn gia súc gia cầm mới chống chọi lại được những căn bệnh phổ biến mùa đông cũng như duy trì tốt về mặt chất lượng và số lượng.

Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *