Bí quyết trồng gấc cho ra nhiều trái

Gấc được mệnh danh là loài “quả đến từ thiên đường” nên các chuyên gia nông nghiệp đã “ưu ái” nghiên cứu phương pháp trồng để giúp bà con nông dân cải thiện kinh tế gia đình.

Nội dung

Gấc được mệnh danh là loài “quả đến từ thiên đường”

Gấc được mệnh danh là loài “quả đến từ thiên đường”

Theo thầy Đặng Nam Anh – giảng viên đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Dược, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Gấc là một loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều hàm lượng vitamin A và E, chúng không chỉ góp phần làm món ăn bổ dưỡng mà chúng còn được sử dụng để tách chiết tinh dầu.

 Hướng dẫn bí quyết cách trồng gấc cho nhiều quả

Quy trình trồng gấc không hề khó, chỉ cần nắm được kỹ thuật trồng của các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam giới thiệu sau đây thì việc có những trái gấc chín đỏ, giàu dinh dưỡng không hề khó.

Thời vụ gieo trồng gấc

Thời vụ trồng gấc thích hợp nhất là bắt đầu từ tháng 2 dương lịch. Bạn có thể trồng gấc theo 2 cách: dùng hạt để gieo cho nảy mầm hoặc dùng dây gấc bánh tẻ ngay trên những cây sai quả làm giống giâm xuống đất.

Chọn hạt giống

Để chọn hạt giống có chất lượng tốt thì bạn nên chọn những giống quả gấc to tròn, chín đỏ và cho đều hạt. Sau đó bổ đôi quả gấc và gỡ lấy phần hạt rồi rửa sạch, sau đó đem phơi khô một vài ngày trước khi đem gieo trồng.

Thời vụ trồng gấc thích hợp nhất là bắt đầu từ tháng 2 dương lịch

Thời vụ trồng gấc thích hợp nhất là bắt đầu từ tháng 2 dương lịch

 Gieo hạt

Hạt gấc sau khi được phơi khô thì bạn bóc hết lớp vỏ đen bên ngoài chỉ để lại nhân trắng bên trong. Sau đó cho hạt gấc vào ngâm trong nước ấm khoảng vài tiếng rồi vớt ra, lúc này bạn có thể đem hạt đi gieo. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, để hạt giống nẩy mầm tốt hơn thì bạn nên sử dụng sử dụng đất thịt nhẹ có pha lẫn mùn để gieo hạt. Tiến hành gieo hạt gấc như sau: bạn cho đất vào bầu ươm rồi gieo hạt, sau đó phủ thêm một lớp đất mỏng lên trên để che phủ hạt và tưới chút nước cho đất, hạt đủ độ ẩm. Đặt những bầu ươm dưới ánh sáng đèn, khoảng 6-7 ngày sau hạt sẽ bắt đầu nảy mầm. Khi hạt nảy mầm thì bạn cần tiếp tục duy trì độ ẩm và ánh sáng để cho cây gấc con mau lớn. Sau khi cây con sẽ đạt chiều cao khoảng 70-80cm và bắt đầu ra tua cuốn, lúc này bạn nên cắm một que dài làm giá để chúng leo lên, vài ngày sau đó bạn có thể chuyển cây sang vườn trồng.

Trồng cây con

So với các nông sản khác thì gấc có thể trồng nhiều trên loại đất khác nhau, tuy nhiên để đạt năng suất cao thì bạn nên đào hố trồng sâu khoảng 40-60cm và bón 300g-1kg vôi cho 1 hố. Sau khi bón vôi vào đáy hố thì bạn cần bón thêm 20-30kg phân ải với đất mùn cho 1 hố.  Việc bón lót cho cây trồng có thể tiến hành với 30 – 50 g Furadan 3H0, 5 – 0,6 kg super lân để ngừa sâu bọ phá hại rễ. Cây gấc con sau khi đã đạt tiêu chuẩn thì bạn tiến hành chuyển sang vườn trồng, trồng với mật độ từ 4-6 mét 1 cây. Sau khoảng 4-5 ngày gấc rễ sẽ phát triển mạnh và tán leo cao hơn thì bạn cần chú ý làm giàn cho cây và thường xuyên giữ ẩm cho đất để cây phát triển tốt. Gấc sẽ cho nhiều quả hơn khi bạn làm giàn leo ngang, do vậy bạn cần thiết kế dàn leo sao cho phù hợp. Đồng thời, gấc là loại cây lâu năm nên bạn cần làm giàn kiên cố, có sức chống chịu thiên nhiên tốt. Sau khi trồng khoảng 2 tháng thì gấc sẽ bắt đầu ra hoa, hoa gấc thường nở vào tháng 6-8 và sau đó ra quả.

Nhờ áp dụng quy trình trồng và chăm sóc chuẩn giúp bà con nông dân gặt hái được nhiều lợi nhuận

Nhờ áp dụng quy trình trồng và chăm sóc chuẩn giúp bà con nông dân gặt hái được nhiều lợi nhuận

Gấc là cây đơn tính nên việc thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng, đo đó muốn cây ra được trái nhiều hơn thì việc thụ phấn nhân tạo cho cây là rất cần thiết. Cách làm đơn giản như sau: bạn dùng bông ướt lấy phấn trên đầu nhị hoa đực và bôi lên nhụy của cây hoa cái. Sau khi được thụ phấn vài ngày thì những quả non sẽ bắt đầu xuất hiện với hình dáng xù xì có nhiều gai nhỏ. Khi cây không còn ra hoa nữa thì bạn hãy cắt tỉa bớt những nhánh con không ra hoa để cây tập trung nuôi quả. Khoảng 2 tuần sau kể từ khi ra hoa, quả gấc sẽ to dần và có kích thước đường kính tầm 10cm. Trái gấc bắt đầu chuyển từ màu xanh sang hơi vàng, một thời gian sau khi gấc chuyển sang màu cam vàng và chín đỏ thì bạn có thể thu hoạch.

Phòng ngừa sâu bệnh

Các chuyên gia tư vấn Nông nghiệp Việt Nam cho biết, gấc có thể gặp một số bệnh do bọ dừa, sâu, ruồi ăn trái, chúng gây nên nhiều bệnh như bệnh sương mai, cháy lá, tuyến trùng, đốm lá. Để phòng ngừa thì bạn hãy thường xuyên làm sạch cỏ dại ở gốc cây, cắt tỉa các cành lá sâu bệnh, bắt sâu hại cho cây. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng một số thuốc diệt sâu bệnh phù hợp cho cây trồng.

Hi vọng với những hướng dẫn về kỹ thuật trồng và chăm sóc trái gấc hôm nay thì bạn có thể tự tin trồng và chăm sóc cây gấc cho ra nhiều trái.

Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *