Báo động tình trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam đang ở mức báo động và rất khó kiểm soát.

Nội dung

Báo động tình trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.

Ngoài tác dụng giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh, kháng bệnh tật thì việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi còn có nguy cơ gây ra tình trạng vi khuẩn kháng thuốc. Khi người tiêu dùng ăn phải các loại thịt còn tồn dư kháng sinh sẽ bị nhờn thuốc, khi bị bệnh sẽ rất khó điều trị.

Tình trạng sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi ở mức báo động

Việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, thủy sản ở Việt Nam vẫn tồn tại.

Trong Nông nghiệp Việt Nam, tình trạng sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn còn tồn tại. Theo các số liệu giám sát của các cơ quan chức năng, mức độ tồn dư các loại kháng sinh trong các sản phẩm thịt gia súc, thủy sản đều ở tình trạng báo động.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 2 năm gần đây, Việt Nam có đến 32.000 tấn thủy sản khi xuất khẩu ra nước ngoài bị trả về lượng tồn dư kháng sinh vượt mức cho phép. Thậm chí các nước châu Âu còn chỉ đích danh 24 doanh nghiệp Việt Nam có lô hàng bị phát hiện vi phạm dư lượng chất kháng sinh.

Giải pháp loại bỏ hoàn toàn kháng sinh trong chăn nuôi.

Tại nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan, châu Âu đã có lệnh cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. Trong khi đó, các mô hình chăn nuôi ở Việt Nam đa số còn nhỏ lẻ, trình độ còn thấp nên chưa thể kiểm soát được bệnh tật nên tình trạng sử dụng kháng sinh vẫn diễn ra.

Giải pháp thay thế kháng sinh trong chăn nuôi

Cần có giải pháp loại bỏ hoàn toàn kháng sinh trong chăn nuôi.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát động việc “Nói không với kháng sinh”, mục tiêu mà Bộ đưa ra là từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ hạn chế dần và tiến đến hoàn toàn không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia súc gia cầm và thủy sản.

Hiện nay đã có những giải pháp để thay thế kháng sinh như bổ sung axit hữu cơ, enzyme, probiotic được các chuyên gia đưa ra. Theo các chuyên gia thì việc sử dụng các chất này sẽ giúp gia súc tăng cường trao đổi chất, hấp thụ chất dinh dưỡng trong thức ăn tốt hơn. Đặc biệt các chất này đều có nguồn gốc từ tự nhiên và không gây hại cho sức khỏe của con người.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo người chăn nuôi nên tìm các loại thức ăn đảm bảo dinh dưỡng, làm tốt công tác vệ sinh chuông trại, đảm bảo nguồn nước sạch sẽ, tiêm vắc xin và khám định kỳ cho vật nuôi.

Nguồn : Cao đẳng Y Dược Pasteur