10 cặp thực phẩm và thuốc “kỵ” nhau cần tránh

Một số loại thực phẩm và thuốc kị nhau khi kết hợp sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc, thậm chí có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Nội dung

Trang Bolsky đưa thông tin danh sách 9 cặp thực phẩm và thuốc không nên kết hợp với nhau, Tin tc Nông nghip Vit Nam xin chia sẻ với các bạn trong bài viết dưới đây.

Thực phẩm chế biến và thuốc chống trầm cảm.

Nếu bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm như thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs), bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn ăn các loại thực phẩm chế biến như xúc xích, cá hồi xông khói hoặc pate gan gà.

Những cặp thực phẩm và thuốc kị nhau cần tránh 1

Những cặp thực phẩm và thuốc kị nhau cần tránh.

Lý do là vì những thực phẩm này rất giàu tyramine, một hợp chất được tạo ra từ sự phân hủy axit amin. Khi pha trộn với MAOIs, hợp chất này có thể khiến mức độ tyramine tăng vọt dẫn đến huyết áp cao.

Rau lá xanh và thuốc chống đông máu

Theo Mirror, nếu bạn đang uống thuốc chống đông máu, bạn nên tránh ăn rau lá xanh như cải xoăn, rau bina, bông cải xanh. Nguyên nhân là do các thực phẩm này có chứa nhiều vitamin K làm đông máu. Do đó, nếu dùng đồng thời cả 2 loại cùng một lúc, vitamin K trong rau sẽ làm mất tác dụng của thuốc.

Cà phê và thuốc giãn phế quản điều trị bệnh hen suyễn

Các bệnh nhân bị hen suyễn thường sử dụng thuốc giãn phế quản làm thư giãn các cơ trong phổi, mở rộng đường hô hấp để thở dễ dàng hơn. Tác dụng phụ thường gặp của loại thuốc này là nhịp tim đập nhanh, căng thẳng và dễ bị kích thích.

Những cặp thực phẩm và thuốc kị nhau cần tránh 2

Không sử dụng cà phê với thuốc giãn phế quản.

Chuối và thuốc huyết áp

Chuối rất giàu kali nhưng đối với những người dùng thuốc chống tăng huyết áp. Ăn chuối có thể gây ra nồng độ kali cao đột biến, thậm chí dùng quá nhiều sẽ gây loạn nhịp tim.

Chanh và thuốc ho

Nếu bạn đang dùng các loại thuốc ho có chứa dextromethorphan, bạn không nên ăn chanh và cam. Những trái cây họ chanh có thể can thiệp vào quá trình cơ thể xử lý thuốc, dẫn đến tác dụng phụ như ảo giác hoặc buồn ngủ.

Rượu và thuốc trị tiểu đường, thuốc kháng chất histamine, hoặc thuốc giảm đau

Uống rượu khi đang sử dụng các loại thuốc trên có thể gây áp lực lên gan. Rượu, parcetamol và codein được chuyển hóa ở gan và gan phải làm việc nhiều hơn để xử lý rượu và các loại thuốc trong cùng một lúc. Điều này có thể làm tăng các tác dụng phụ của thuốc như gây buồn ngủ. Ngoài ra, nếu gan làm việc quá sức có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Những cặp thực phẩm và thuốc kị nhau cần tránh 3

Không dùng rượu kết hợp với thuốc trị tiểu đường, thuốc kháng chất histamine, hoặc thuốc giảm đau.

Chocolate và thuốc kích thích ritalin

Caffeine trong chocolate có tác dụng kích thích nên khi bạn sử dụng chúng với một loại thuốc kích thích như ritalin, được sử dụng để điều trị bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), bạn cần phải cẩn thận. Chúng có thể gây mất ngủ, tim đập nhanh, căng thẳng, dễ lo sợ.

Cam thảo đen và thuốc tim

Cam thảo sẽ làm giảm kali trong cơ thể và gây nguy hiểm cho những người bị bệnh tim. Mức độ kali thấp có thể làm tăng tác dụng phụ liên quan tới digoxin, được sử dụng để điều trị suy tim và nhịp tim bất thường.

Ngoài ra, các loại thuốc lợi tiểu để điều trị huyết áp cao, bệnh tăng nhãn áp, suy tim, các bệnh về gan và thận, cũng nên tránh dùng cam thảo.

Những cặp thực phẩm và thuốc kị nhau cần tránh 4

Cam thảo có thể gây nguy hiểm với người bệnh tim.

Sữa và thuốc kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh như ciprofloxacin và tetracycline nên được uống với nước trong vòng một giờ trước bữa ăn hoặc hai giờ sau bữa ăn. Uống sữa vào thời điểm này sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ của các loại thuốc này vào cơ thể.

Bưởi và thuốc trị mỡ máu statin

Nếu bạn đang dùng thuốc trị mỡ máu statin để hạ huyết áp, bạn cần tránh ăn bưởi hoặc nước ép bưởi vì thực phẩm này có chứa một chất hóa học khiến cơ thể không thể hấp thụ statin, thậm chí làm tăng tác dụng phụ, gây đau cơ cho người bệnh.

Trên đây là một số cặp thực phẩm không nên kết hợp với nhau bạn nên biết để tránh.

Nguồn : Cao đẳng Y Dược Pasteur

Comments are closed.