Bà con nông dân đã biết cách thu hoạch và bảo quản tôm đúng cách?

Bên cạnh những phương pháp kĩ thuật nuôi trồng thì việc thu hoạch và bảo quản tôm đúng  để giá trị kinh tế cũng quan trọng không hề kém.

Nội dung

Bà con nông dân cần thu hoạch tôm đúng cách

Bà con nông dân cần thu hoạch tôm đúng cách

Phương pháp thu hoạch tôm đúng cách

Theo các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam nếu bà con nông dân có phương pháp nuôi trồng  và thu hoạch tôm đúng cách sẽ giữ được nguyên giá trị dinh dưỡng cũng như nâng cao giá trị của loại nông sản này.Trước khi thu hoạch tôm, bà con cần có phương pháp để quan sát bên ngoài vỏ, khi kích cỡ tôm đạt tiêu chuẩn thì có thể tiến hành thu hoạch, tùy từng loại tôm mà chúng ta có cách nhận diện để thu hoạch khác nhau. Khi thu hoạch lượng tôm lớn, bạn cần chuẩn bị đủ dụng cụ và bố trí nhân lực phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Có 2 phương pháp thu hoạch tôm nổi tiếng hiện nay là pháp thu cạn và xung lưới điện.

Phương pháp thu hoạch tôm cạn: là phương pháp truyền thồng, hiệu quả, tốn ít thời gian, tôm đem lại chất lượng cao, không bị dập vỏ, đồng thời khiến nước ao không bị khuấy động, vẩn đục tôm. Bà con nông dân tiến hành sử dụng phương pháp này như sau: Tháo khoảng 1/3 lượng nước trong ao, dùng lưới kéo có chiều dài bằng một cạnh bờ ao, tương tự như kéo cá, sau khi thu được một lượng tôm lớn thì bà con tiến hành thao thêm 1 phần nước và vét số tôm còn lại.

Đánh lưới tôm: là phương pháp được nhiều người sử dụng nhất hiện nay, tuy nhiên phương pháp này lại dùng xung lưới điện khiến lượng nước trong ao bị khuấy động, tôm sẽ bị lẫn bùn và đất.

Ngoài 2 phương pháp chính kể trên, nhiều vùng nuôi tôm còn sử dụng phương pháp dùng đăng chắn, chài, lú để thu hoạch tôm. So với các nông sản khác, tôm có lợi thế bơi ngược dòng, vì vậy bà con có thể lựa chọn nhiều phương pháp để thu hoạch tôm hiệu quả.

      Bảo quản tôm đúng cách để tăng năng suất nuôi trồng cao

Bảo quản tôm đúng cách để tăng năng suất nuôi trồng cao

Phương pháp bảo quản tôm đúng quy trình

Sau khi thu hoạch tôm thì việc bảo quản tôm để vận chuyển đến các nơi tiêu thụ cũng đòi hỏi người nông dân phải có quy trình kĩ thuật và chăm sóc tốt mới đạt hiệu quả kinh tế cao.

Bảo quản tôm sống: Sau khi kéo lưới tôm cần đặt tôm vào nguồn nước sạch. Mật độ 300 – 300 con/m3 là đạt yêu cầu. Để bảo quản tôm theo cách này thì tôm thu hoạch phải còn tươi sống, khỏe mạnh, không bị xây xát. Đồng thời, trong quá trình bảo quản cần tăng cường lượng oxy cho tôm và bảo quản không quá 5 tiếng đồng hồ.

Bảo quản tôm chết: Trong chương trình Cùng nhà nông làm giàu, các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam đã đưa ra lời khuyên cho bà con nông dân khi bảo quản tôm chết như sau: Cần rửa tôm bằng nước sạch và bảo quản nơi thoáng mát, sau đó đặt trên tấm nhựa sạch rồi để ráo, bà con nông chất chú ý không để tôm rơi xuống đất, sàn gỗ và nền xi măng. Khi bảo quản tôm đá thì cần gây tôm chết, sau đó bảo quản 2 phần tôm thì 1 phần nước và 1 phần đá, tiến hành để trong thùng xốp hoặc trong thùng giữ nhiệt.

Sau khi tôm được làm lạnh, tiến hành ướp tôm và đá xay trong thùng cách nhiệt bằng cách rải một lớp đá dưới đáy thùng xốp, lần lượt 1 lớp đá thì cho một lớp tôm. Dựa vào thời gian và địa điểm vận chuyển để bà con nông dân có thể có cách bảo quản phù hợp nhất.

Thu hoạch và bảo quản là khâu quan trọng cuối cùng trong việc nuôi trồng tôm, vì thế bà con nông dân cần nắm vững các quy trình thu hoạch và bảo quản để lượng tôm về đem lại giá trị kinh tế và năng suất nuôi trồng cao nhất.

Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *