Cách phòng và trị bệnh héo vàng trên cây quất cảnh

Bệnh héo vàng có thể làm giảm năng suất cho cây quất cảnh, khiến chúng bị héo rũ, rụng quả. Vậy phòng và trị bệnh héo vàng trên quất cảnh như thế nào?

Nội dung

 

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh héo vàng trên cây quất cảnh

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh héo vàng trên cây quất cảnh

Theo chia sẻ của gia đình bạn Ngọc Hải – sinh viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, dấu hiệu bệnh héo vàng đầu tiên trên cây quất là lá hơi vàng, rũ xuống giống bị thiếu nước. Khi tưới nước và chăm sóc thì cây tươi trở lại. Sau vài ngày cây tiếp tục héo, lá vàng, khô, rụng lá và quả. Sau đó cây bị khô cành rồi chết.

Ngoài ra, phần rễ cây bị bệnh có lớp vỏ ngoài bị thối. Phần lõi gỗ ở trong bị biến màu vàng nâu, không phân rõ ranh giới giữa phần bệnh và phần khỏe. Tỷ lệ bệnh trên đồng ruộng từ 10-15%. Theo kết quả phân tích mẫu đất và rễ của 5 mẫu cây quất bị héo vàng đều ghi nhận nấm Fusarium sp. ở tất cả các đĩa phân lập với tần suất xuất hiện từ 54,29 – 75,56.

Theo các chuyên gia tư vấn nông nghiệp, nguyên nhân gây bệnh héo vàng trên cây quất cảnh là nấm Fusarium sp. Các nơi đất thấp làm cây bị ngập úng sau các đợt mưa to không được thoát nước kịp thời đã làm cho các rễ tơ bị tổn thương, tạo điều kiện cho nấm Fusarium sp. (có sẵn trong đất sau nhiều năm trồng quất liên tục) xâm nhập, phát triển và gây hại.

Phòng trị bệnh héo vàng trên cây quất như thế nào?

Phòng trị bệnh héo vàng trên cây quất như thế nào?

Là loại sâu bệnh có thể làm giảm năng suất cây trồng nên việc phòng trừ bệnh ở giai đoạn sớm là việc làm cần thiết. Để phòng trừ sâu bệnh hại, bà con nông dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

  • Đào mương, xẻ rãnh thoát nước tốt trong mùa mưa nhằm tránh ngập úng cục bộ trong vườn. Không trồng cây quất quá dày, tạo điều kiện thông thoáng, giảm độ ẩm trong vườn nhằm hạn chế sự phát sinh và lây lan của nấm bệnh.
  • Vệ sinh đồng ruộng: Thường xuyên thăm vườn, nhổ bỏ thu gom cây bị héo vàng, đưa ra khỏi vườn, tiêu hủy và xử lý đất bằng vôi bột với lượng 1-2 kg/gốc.
  • Biện pháp sinh học: Trộn thuốc BVTV Trichoderma với phân vi sinh, phân hữu cơ hoai mục để phòng trừ nấm gây bệnh trong đất.
  • Biện pháp hóa học: Sử dụng một số loại thuốc như Viben C 50WP, Bendazol 50WP, Aliette 80WP. Có thể sử dụng kết hợp với một số loại thuốc kích thích ra rễ tưới cho cây.

Thực hiện đúng các biện pháp trên vừa giúp bà con nông dân tránh được các loại sâu bệnh hại, vừa có thể giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn – Tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *