Nhận biết những loại sâu bệnh thường gặp trên cây dứa giúp bà con nông dân có hướng phòng ngừa và bảo vệ cây trồng kịp thời, cho năng suất vụ mùa tăng cao.
Nội dung
- Sử dụng chất kích thích cây trồng cần lưu ý điều gì?
- Một số kinh nghiệm bón phân cho cây dưa lưới hiệu hiệu quả
- Những bệnh sâu bệnh thường gặp ở bầu bí
Những loại sâu bệnh thường gặp trên cây dứa
Gia đình bạn Minh Huy – sinh viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, dứa là cây trồng đem lại năng suất trồng trọt cao nhưng thường gặp rất nhiều sâu bệnh hại. Vì thế người trồng dứa phải nắm được các căn bệnh thường gặp để có hướng trị bệnh hiệu quả. Một số loại sâu bệnh có thể gặp ở dứa như sau:
Côn trùng hại cây dứa
Rệp sáp (Pseudococcus brevipes)
Rệp sáp thường tiết ra một chất thải hơi dính như mật ong, vì thế chúng thu hút một lượng kiến lớn đến và làm tổ, sau đó tha đi nhiều nơi. Cũng vì lý do này mà rệp ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Vì vậy muốn tiêu diệt được rệp sáp có hiệu quả, cần phòng trừ cả các loại kiến và phải tiến hành ngay từ đầu.
Bà con nông dân có thể trừ rệp sáp bằng cách nhặt sạch các loại tàn dư cây ngay từ giai đoạn làm đất và đem đốt. Chồi giống cây dứa chỉ lấy từ các vườn không có rệp sáp, cần được xử lý bằng este của axit photphoric ở nồng độ 0,02-0,03%. Sau khi xử lý để chồi giống trong bóng răm 12 giờ để thuốc thấm vào lá (trường hợp nhúng gốc chồi). Nếu ngâm ngập chồi vào dung dịch thì để 3-5 phút trước khi đem trồng. Phun thuốc diệt rệp.
Bọ hại rễ (Adoretus chilnensis Thunber)
Do một loại sâu cánh cứng nên các loại sâu non cắn rễ tạo thành các vết thương làm cho rễ hoạt động kém, không cung cấp đủ nước và chất khoáng cho cây dứa. Theo đó, các vết thương do sâu gây ra các loại tuyến trùng và một số loại nấm gây bệnh xâm nhập gây hại cho cây. Đặc biệt trong tất cả số này có nấm Thielaviopsis paradoxa xâm nhập và gây ra bệnh thối đen thân chồi làm cho vườn cây dứa tàn lịu nhanh chóng.
Bà con nông dân có thể phòng trừ sâu bệnh bằng cách luân canh trồng cây dứa với các loại cây trồng khác. Cày bừa kỹ, thu dọn sạch tàn dư thực vật, phơi khô. Dùng thuốc để phun trừ sâu trưởng thành. Có thể dùng thuốc BVTV Basudin, theo hướng dẫn ở bao bì. Hoặc dùng Sevidol 8G, Mocap 20C bón vào chung quanh vùng rễ để diệt sâu non.
Bệnh thối nõn hại cây dứa
Bệnh hại cây dứa
Ngoài các loại côn trùng hại cây thì còn nhiều bệnh phát sinh hại cây dứa như sau:
Bệnh thối nõn
Bệnh thối nõn là bệnh hại khá phổ biến ở các vùng trồng cây dứa ở nước ta, nhất là ở các tỉnh phía Bắc, nơi có mùa đông lạnh và mùa xuân ẩm ướt. Bệnh thối nõn do vi khuẩn Pseudomonas ananas gây ra. Ở các tỉnh phía Bắc bệnh thường phát sinh vào các tháng 11, 12 gây hại nặng nhất từ tháng 1 đến tháng 3.
Theo các chuyên gia tư vấn nông nghiệp để phòng bệnh thì trước khi trồng dứa bà con nông dân cần làm đất kỹ. Thu dọn sạch và tiêu hủy tàn dư thực vật, dùng chồi giống khỏe mạnh, không nhiễm bệnh. Bón đầy đủ các loại phân để cây tăng cường sức đề kháng.
Bệnh héo virut
Bệnh héo virut là một loại bệnh nguy hiểm đối với cây dứa, bệnh thường phát triển qua 4 giai đoạn: xâm nhập, lây lan, gây héo lá và chết cây. Khác với các hiện tượng cây dứa bị héo do thiếu nước, nghẹt rễ hay do sâu hại gây ra, cây bị bệnh héo virut thường có lá bắt đầu héo từ ngọn xuống các lá dưới và héo từ đỉnh vào gốc. Khi quan sát thấy lá héo thường là bộ rễ cây đã ngừng sinh trưởng, không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng. Giai đoạn cây đang phân hóa mầm hoa và sau đó một ít là lúc cây dễ bị nhiễm bệnh nhất. Hậu quả là quả nhỏ, chua, khô, mắt dứa lồi, giảm khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Bệnh có thể phòng trừ bằng cách chọn chồi ở những cây dứa không bị bệnh dễ trồng. Vệ sinh đồng ruộng. Tích cực tiêu diệt rệp sáp và kiến, khi bệnh xuất hiện, khoanh các lô bị bệnh và áp dụng các biện pháp ngăn không cho rệp sáp và kiến ở các lô đó di chuyển sang các lô khác.
Bà con nông dân cần chú ý chăm sóc và bảo vệ cho cây dứa để cây cho năng suất trồng trọt cao nhất.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn – Tổng hợp