Sử dụng phân bón cho hoa hồng như thế nào?

Hoa hồng là cây trồng cho thu hoạch liên tục nên cần một lượng phân bón rất lớn. Vậy sử dụng phân bón cho hoa hồng như thế nào để cho năng suất cao nhất?

Nội dung

Bón phân cho hoa hồng

Bón phân cho hoa hồng

Theo các chuyên gia tư vấn nông nghiệp, hoa hồng là cây cho hoa nhiều năm, hoa liên tục bị cắt đi nên tiêu hao lượng lớn chất dinh dưỡng. Nếu không bổ sung kịp thời thì sinh trưởng chậm, năng suất và chất lượng hoa sẽ kém.

Đối với hoa hồng tác động của một loại phân bón nào đó phụ thuộc vào tỷ lệ N, P, K. Việc bón phân cho các loại hoa trước hết phải chú ý đến tỷ lệ N, P, K. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ N,P,K là 18,8,17 đối với hoa hồng có ảnh hưởng tốt tới việc tăng diện tích lá, số cành hoa, chiều dài hoa. Khi cây được bón nhiều Kali có tác dụng rõ rệt: tăng số lượng và chất lượng hoa vì kali tăng vận chuyển sản phẩm quang hợp và làm tăng khả năng tổng hợp protein và đường. Nhưng khi đã đảm bảo đủ dinh dưỡng thì việc tăng thêm một nguyên tố nào đó có tác dụng hay không, không phải do tăng hàm lượng bản thân nguyên tố đó mà trước hết là do có sự phối hợp tốt được với các nguyên tố khác không.

Ngoài ra, giữa các nguyên tố còn có hiện tượng cân bằng ion, đối kháng ion và độc hại của đơn ion. VD: Ca, Mg, K có thể ức chế nhau hoặc cộng hưởng nhau. Mg nhiều dẫn tới thiếu Ca. K nhiều đối kháng với Mg và Ca. Giữa Mg và K cũng có tính đốì kháng với nhau, vì vậy phải chú ý đến cân bằng ion khi bón phân. Nói chung hoa hồng yêu cầu độ bão hoà ion là 64 – 75%; Ca từ 50 – 55%, Mg từ 10 – 15%, K từ 4-%.

Ngoài các nguyên tố đa lượng, hoa hồng còn cần tới các nguyên tố vi lượng, những nguyên tố này có tác dụng rất quan trọng trong việc duy trì sự sinh trưởng của cây mà chủ yếu làm xúc tác cho phản ứng của men. Thực tế, ít khi cây bị thiếu vi lượng vì trong đất và phân cũng có vi lượng. Nhưng nếu trồng trong chất nền không đất thì cần bón bổ sung vi lượng. Bón thêm đạm cũng kích thích sự hút Zn, Fe, Ga và Mo.

Các loại phân bón cho hoa hồng

Các loại phân bón cho hoa hồng

Phân hữu cơ thường bón cho hoa hồng là phân bắc, phân gia súc, xác động thực vật, bã đậụ tương, phân bùn… Phân hữu cơ có đủ chất dinh dưỡng nhưng khó định lượng. Sau khi bón vào chất hữu cơ phải được vô cơ hoá cây mới hút được. Hiệu lực của phân chịu ảnh hưởng của độ ẩm, nhiệt độ, pH. Nhiệt độ cao tốc độ phân giải nhanh, độ ẩm đồng ruộng 50% tốc độ Nitrat hoá nhanh nhất, nhiệt độ thấp tốc độ Nitrat hoá chậm. Nước quá ít hoặc quá nhiều đều làm cho tốc độ Nitrat hoá bị chậm, pH thấp vi sinh vật hoạt động kém Nitrat hoá chậm.

Các nhân tố có lợi cho Nitrat hoá thì cũng có lợi cho cây sinh trưởng. Hiệu quả sử dụng phân hữu cơ và các phân, phân giải chậm của hoa hồng thấp. Do vậy, phải kết hợp dùng phân vô cơ. Trồng trong dung dịch phân hữu cơ rất khó không chế. Phân hữu cơ không sạch còn là nguồn sâu bệnh, bón phân gà làm tăng độ pH nên ở đất chua bón phân gà rất có lợi cho trồng hoa hồng.

Theo kinh nghiệm làm nông của gia đình bạn Nguyễn Mai – Sinh viên Cao đẳng Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, việc sử dụng phân bón cần tính đến sự cân bằng các yếu tố, phân thường dùng là: Phân phức hợp gồm: chất hữu cơ, chất vô cơ, chất đệm, chất hoãn xung, tạo thành một loại phân hỗn hợp chậm tan có màng bọc bên ngoài có lỗ hổng. Màng bọc này sẽ tan dần do tác động cơ giới, do vi sinh vật phân giải, do tác động hoá học, các chất bên trong được giải phóng.

Lựa chọn các loại phân bón tốt sẽ đem lại lợi ích cho việc trồng cây hoa hồng, đem lại nguồn nông sản và năng suất trồng trọt cao.

Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn – Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *