Nông nghiệp Việt Nam qua góc nhìn của người Nhật Bản

Ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề như cơ sở hạ tầng yếu kém, chất lượng nông sản chưa đảm bảo, cơ chế quản lý còn chồng chéo.

Nội dung

Đó là một số nhận xét của ông Mori Mutsuya, Trưởng đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam.

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới, trong đó gạo, cà phê, hạt tiêu được đánh giá là những mặt hàng có năng lực cạnh tranh cao. Nhật Bản cũng là một trong những thị trường mà Việt Nam đang nhắm đến.

 nong-nghiep-viet-nam-qua-goc-nhin-nguoi-nhat3

Năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam còn yếu kém.

Về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam, ông Mori Mutsuya nhận xét, dường như vẫn chưa có nhiều nguồn cung cấp thực phẩm sạch uy tín. Đa số các nhà sản xuất nông sản còn chưa tạo được sự tin tưởng cho người tiêu dùng về độ an toàn, chính vì thế cho dù chất lượng nông sản có tốt cũng chưa chắc đã bán được giá cao. với trên 90% sản phẩm được tiêu thụ chưa qua chế biến và chưa tạo được giá trị gia tăng cao nên nông nghiệp Việt Nam khó phát triển.

Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam so với các quốc gia khác còn rất kém do chi phí đầu vào như phân bón, đất… quá cao, trên 90% nông sản được tiêu thụ chưa qua chế biến, chưa tạo được giá trị gia tăng cao.

Cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém.

Theo ông Yamamoto Satoshi, nông dân Việt Nam hiện nay đa phần vẫn chỉ quan tâm đến lợi ích ngắn hạn dẫn đến tình trạng suy thoái đất, làm mất đi độ màu mỡ của đất. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng còn yếu kém dẫn đến việc vận chuyển nông sản đến nơi tiêu thụ còn khó khăn. Nhiều gia đình chưa có xe tải lạnh để đảm bảo chất lượng nông sản sau thu hoạch. Kênh phân phối bị phức tạp hóa do có quá nhiều khâu trung gian.

nong-nghiep-viet-nam-qua-goc-nhin-nguoi-nhat1

Hoạt động sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Ngoài ra các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn nếu muốn sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn bởi đất nông nghiệp hiện nay đã bị chia nhỏ, cần phải đàm phán với nhiều bên và mỗi bên lại đưa ra một mức giá khác nhau. Do đó việc đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế.

Hoạt động quản lý còn chồng chéo.

Hoạt động quản lý chồng chéo cũng là một yếu tố kìm hãm sự phát triển của ngành nông nghiệp. Từ khâu sản xuất đến khâu bán hàng, có quá nhiều cơ quan quản lý cùng chịu trách nhiệm liên quan nhưng lại chưa có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả. Ví dụ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm sản xuất nông sản; Bộ Y tế chịu trách nhiệm về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm đối với các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản, ngoại thương, chế biến và quản lý thị trường

Trưởng đại diện JICA cũng cho biết, các doanh nghiệp Nhật Bản hiện nay đang rất quan tam đến hợp tác công nghệ với Việt Nam. Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng cac cơ sở gia công thực phẩm, bảo quản nông sản, cải thiện cơ chế lưu thông, thành lập mô hình hợp đồng giữa khu sản xuất nông nghiệp với nhà nông lân cận…

Theo VnEconomy.

Comments are closed.