Nông nghiệp Việt Nam hướng dẫn kỹ thuật nuôi thỏ thịt hiệu quả cao

Những kỹ thuật nuôi thỏ thịt dưới đây sẽ giúp bà con làm giàu bằng nghề nuôi thỏ đạt năng suất cao, mang lại nguồn lợi kinh tế vững vàng.

Kỹ thuật nuôi thỏ thịt

Kỹ thuật nuôi thỏ thịt

Làm giàu bằng nuôi thỏ thịt

Nội dung

Nuôi thỏ là phương pháp làm giàu được áp dụng cùng nhà nông làm giàu tại nhiều địa phương bởi những ưu điểm và hiệu quả vượt trội của phương pháp nuôi thỏ thịt như:

  • Chi phí ban đầu thấp, dễ chăm sóc, lợi nhuận cao…
  • Thức ăn chủ yếu của thỏ là rau có, lá cây do đó tìm kiếm nguồn thức ăn cho thỏ rất dễ dàng.
  • Thời gian sinh trưởng trung bình của thỏ ngắn. Với thỏ thịt, chỉ sau 3 – 3,5 tháng đã đạt trọng lượng thịt. Với thỏ sinh sản sau 5,5 – 6 tháng sẽ bắt đầu sinh sản.
  • Thỏ đẻ nhiều, mỗi năm thỏ cái đẻ từ 6 – 7 lứa, mỗi lứa 5 – 7 con. Theo các chuyên gia nông nghiệp, trung bình một thỏ mẹ nặng từ 4 – 5 con có thể sản xuất 90 – 140 kg thịt thỏ /năm.

Những ưu điểm trên giúp nuôi thỏ trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình. Tuy nhiên để chăm sóc thỏ đạt năng suất cao cũng đòi hỏi bà con nắm vững những kỹ thuật nuôi thỏ thịt để phòng ngừa tối đa những rủi ro trong quá trình chăm sóc cũng như mang lại hiệu quả cao nhất.

Cách làm chuồng nuôi thỏ

Cách làm chuồng nuôi thỏ

Kỹ thuật nuôi thỏ thịt cho năng suất cao

Làm chuồng trại

Các chuyên gia tư vấn nông nghiệp hướng dẫn bà con các làm chuồng nuôi thỏ bằng gạch, tre nứa, gỗ hoặc bất kỳ nguyên liệu nào miễn đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Bảo vệ thỏ khỏi sự tấn công bên ngoài như chuột, mèo…
  • Dễ dàng vệ sinh, dọn dẹp chuồng, chăm sóc thỏ theo đúng hướng dẫn kỹ thuật nuôi thỏ thịt.
  • Đảm bảo chắc chắn, đủ không gian để thỏ hoạt động thoải mái
  • Chuồng trại cần thông thoáng, sạch sẽ, không bị mưa tạt gió lùa.
  • Cách xa các loại gia súc gia cầm khác vì thỏ là loại vật rất mẫn cảm và dễ bị lây bệnh.
  • Trong chuồng cần chuẩn bị đầy đủ máng ăn và máng uống.

Với những mô hình nuôi thỏ thịt quy mô lớn, cần bố trí hệ thống máng nước tự động để thuận tiện cho việc chăm sóc và đảm bảo vệ sinh cho thỏ.

Thức ăn nuôi thỏ

Để chuẩn bị thức ăn cho thỏ, bà con cần lưu ý ngoài thức ăn thô còn cần có thức ăn tinh.

Thức ăn thô bao gồm tho xanh, củ quả và thô khô có hàm lượng dinh dưỡng thấp, giàu chất xơ là loại thức ăn chủ yếu của thỏ. Thức ăn tinh là những thực phẩm ít nước, giàu dinh dưỡng , ít xơ, cho thỏ ăn với khối lượng nhỏ.

Chăm sóc thỏ con

Chăm sóc thỏ con

Kỹ thuật chăm sóc thỏ thịt

Giai đọan thỏ con theo mẹ

Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định con giống có sống tốt và phát triển tốt hay không. Do đó bà con cần chú ý chăm sóc thỏ con mới sinh như sau:

  • Sau khi thỏ đẻ xong, bà con cần nhanh chóng ủ ấm cho thỏ con bằng lót ổ. Cần để thỏ mẹ được yên tĩnh sau khi đẻ, mỗi ngày thỏ mẹ chỉ cho con bú một lần.
  • Trong vòng 18 ngày đầu, cho thỏ con sống hoàn toàn bằng sữa mẹ và không bổ sung thêm bất cứ loại thức ăn nào. Việc cung cấp thức ăn cho thỏ cần theo đúng kỹ thuật nuôi thỏ thịt như sau:
  • Sau 18 ngày thỏ con có thể tập ăn thức ăn của thỏ mẹ. Bà con cần bổ sung thêm các thức ăn thô xanh như rau, cỏ non, lá non để thỏ tập ăn.
  • Khi đã được 23 – 25 ngày, thỏ con có thể hấp thục được 50% thức ăn bên ngoài nhưng vẫn cần bú sữa mẹ. Việc cai sữa có thể tiến hành sau 30 ngày, khi ấy trọng lượng của thỏ con đạt từ 400 – 500 g/con.

Thỏ con sau cai sữa

Khi mới cai sữa, bà con cần cung cấp cho thỏ những thức ăn dễ tiêu, ăn theo khẩu phần định lương tăng dần để thỏ thích nghi. Khi thỏ được 9 tuần mới bắt đầu vỗ béo và cho thỏ ăn tự do.

Nếu thực hiện theo đúng kỹ thuật nuôi thỏ thịt, giai đoạn từ 3 – 8 tuần sẽ là lúc thỏ tăng trưởng nhanh nhất, bắt đầu từ tuần thứ 14 tốc độ tăng trưởng sẽ chậm và tiêu tốn thức ăn hơn, do đó với thỏ thịt không nên nuôi quá 14 tuần tuổi.

Cần thường xuyên phòng bệnh cho thỏ

Cần thường xuyên phòng bệnh cho thỏ

Một số bệnh thường gặp ở thỏ

  • Bệnh bại huyết (bệnh xuất huyết) đây là bệnh rất dễ lây lan ở thỏ, thường xảy ra khi thỏ từ 1,5 tháng trở lên.
  • Bệnh cầu trùng xuất hiện khi quá trình chăm sóc thỏ không đảm bảo điều kiện vệ sinh.
  • Bệnh ghẻ là bệnh thường gặp khiến thỏ bị rụng lông, có vảy khô cứng, đôi khi có mủ.
  • Để phòng bệnh cho thỏ cần thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại. Đảm bảo nguồn thức ăn đạt chất lượng cho trẻ. Cách ly thỏ bệnh để tránh bệnh lây truyền ra cả đàn.

Trên đây là những kỹ thuật nuôi thỏ thịt theo hướng dẫn của chuyên gia nông nghiệp Việt Nam bà con có thể áp dụng để làm giàu bằng nuôi thỏ thịt đạt năng suất cao mà mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho gia đình.

Hoàng Thu  – Nongnghiepvietnam.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *