Nông nghiệp Việt Nam hướng dẫn kỹ thuật nuôi Dúi mang lại kinh tế cao

Kỹ thuật chăn nuôi dúi mang lại hiệu quả kinh cao được người nông dân lựa chọn bởi ưu điểm chi phí đầu tư thấp, ít rủi ro, xoay vòng vốn nhanh chóng.

Nuôi Dúi mang lại hiệu quả kinh tế cao

Nuôi Dúi mang lại hiệu quả kinh tế cao

Dúi được xếp vào loại thức ăn đặc sản được nhiều người yêu thích bởi chất thịt ngon, giàu đạm. Nuôi dúi đang trở thành mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao cho người nông dân nhờ đặc tính của dúi dễ nuôi, chi phí đầu tư về chuồng trại, thức ăn, con giống thấp, ít nhân công…Dưới đây là hướng dẫn kỹ thuật nuôi Dúi của chuyên gia tư vấn nông nghiệp bà con có thể tham khảo để đạt kết quả tốt nhất.

Thức ăn

Nội dung

Thức ăn chủ yếu của Dúi là tre và măng tre, các loại hạt, củ quả, mía… Khi cho dúi ăn, bà con cần chú ý những cây họ nhà tre Dúi không ăn lá, cây họ nhà mía chỉ ăn phần thân cứng. Ngoài ra có thể bổ sung vào chế độ ăn của Dúi một số thức ăn khác như: củ sắn, ngô, khoai lang…

Tre, mía...là thức ăn chính của Dũi

Tre, mía…là thức ăn chính của Dũi

Chuồng nuôi

Khi thiết kế chuồng nuôi Dúi nên để mỗi ô có chiều rộng khoảng 50 cm, dài 0,8 – 1m, chiều cao 70 cm. Ốp gạch men hoặc tô xi măng bên trong để đảm bảo sạch sẽ. Mỗi ô chuồng dùng cho một con.

Kỹ thuật nuôi Dúi sinh sản

Thông thường mỗi năm Dúi để 4 lứa, mỗi lứa từ 2 – 5 con nếu được chăm sóc tốt. Dúi có khả năng nuôi con rất giỏi, ít bị hao hụt. Trong quá trình mang thai và sinh sản của Dúi, bà con nên chú ý cung cấp đầy đủ thức ăn và đúng khẩu phần trước, trong và sau khi sinh.

Thời gian mang thai của Dúi cái là 45 ngày. Dúi con sau khi sinh 1 tháng có thể bắt đầu ăn thức ăn như mía, tre và sống độc lập.

Cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho Dúi trong quá trình mang thai và sinh sản

Cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho Dúi trong quá trình mang thai và sinh sản

Cách tiến hành ghép đôi Dúi

Để giúp Dúi sinh sản thuận lợi, bà con cần lưu ý trong quá trình ghép đôi. Trước khi tiến hành ghép đôi, cần chọn con đực có kích thước tương đương hoặc to hơn con cái cho vào chuồng con cái. Nếu thấy con đực và con cái quấn quýt nhau thì để cho Dúi tiến hành ghép đôi, trường hợp con đực và con cái gằm ghè nhau cần thay ngay con khác tránh việc Dúi tấn công nhau. Sau 2 ngày ghép đôi, Dúi cái có biểu hiện vú căng, bộ phận sinh dục se lại là đã được được. Nếu không có biểu hiện gì trong vòng 1 tuần thì nên tách ra và thay con khác.

Bà con có thể đánh dấu lại những con đực và con cái hợp nhau để sử dụng lại con đực. Sau khi Dúi cái mang thai cần chú ý đến chế độ ăn uống và chăm sóc Dúi đầy đủ tre, mía, bổ sung khoai lang, củ sắn hoặc ngô…

Lưu ý khi nuôi Dúi

  • Khi Dúi cái mang thai cần tách riêng khỏi đàn trước khi sinh sản để tránh con khác sẽ ăn con.
  • Thiết kế chuồng nuôi Dúi mát về mùa hè, ấm và mùa đông, hạn chế ánh sáng rọi vào chồng, để chuồng vào khu yên tĩnh.
  • Bổ sung đủ thức ăn và vật trú ngụ phù hợp để tránh việc Dúi cắn nhau.
  • Thông thường Dúi ít khi xảy ra dịch bệnh khi nuôi. Tuy nhiên nếu không được cung cấp đầy đủ thức ăn có thể khiến Dũi bị dài răng hoặc chết về thiếu nước.

Trên đây là hướng dẫn kỹ thuật nuôi Dúi khoa học, đúng cách bà con có thể tham khảo để áp dụng vào mô hình kinh tế cùng nhà nông làm giàu hiệu quả.

Hoàng Thu – Nongnghiepvietnam.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *