Những điều kiện cần có để có thể hành nghề Thú y ở Việt Nam

Theo nghị định 35/2016/NĐ-CP đã quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thú y vừa được Chính phủ ban hành.

Những điều kiện cần có để có thể hành nghề Thú y ở Việt Nam

Nội dung nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thú y hiện hành, cụ thể như sau: Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và chế độ – chính sách đối với nhân viên thú y thị trấn, xã – phường, ; kinh phí phòng và chống dịch bệnh động vật;cấm xuất khẩu, nhập khẩu động vật – sản phẩm động vật; tạm ngừng xuất khẩu – nhập khẩu; điều kiện sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, công tác kiểm nghiệm, công tác khảo nghiệm thuốc thú y; những quy định về thực hành tốt sản xuất thuốc thú y GMP; và điều kiện hành nghề bác sĩ thú y.

Trong đó, những tổ chức, hay các cá nhân hành nghề thú y phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 108 của Luật thú y đồng thời phải đáp ứng yêu cầu về chuyên môn.

– Người hành nghề chẩn đoán, phẫu thuật động vật, chữa bệnh, hay tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y tối thiểu phải có bằng Trung cấp thú y, Trung cấp chăn nuôi thú y. Người hành nghề tiêm phòng cho động vật yêu cầu phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo về kỹ thuật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh cấp.

Những người phụ trách kỹ thuật của cơ sở phẫu thuật động vật, chẩn đoán bệnh, khám bệnh, xét nghiệm bệnh động vật yêu cầu phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, hoặc chăn nuôi thú y.

Bác sĩ thú y

Những người buôn bán thuốc thú y yêu cầu phải có bằng trung cấp, Cao đẳng Thú y Hà Nội trở lên chuyên ngành thú y, hoặc ngành chăn nuôi thú y.

Những người phụ trách kỹ thuật của cơ sở khảo nghiệm, nhập khẩu, xuất khẩu thuốc thú y được quy định như sau: Những Cơ sở khảo nghiệm, nhập khẩu, xuất khẩu thuốc dùng trong thú y cho động vật trên cạn yêu cầu phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, ngành chăn nuôi thú y, cử nhân hóa dược, dược sỹ, sinh học, hóa học.

Những người phụ trách kỹ thuật của cơ sở kiểm nghiệm, sản xuất thuốc thú y được quy định cụ thể: Với cơ sở kiểm nghiệm, sản xuất thuốc là dược phẩm dùng trong thú y cho động vật trên cạn, thì người phụ trách kỹ thuật phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, hóa dược, dược sỹ. Với cơ sở kiểm nghiệm, sản xuất thuốc là vắc xin, vi sinh vật, chế phẩm sinh học, hóa chất dùng trong thú y cho động vật trên cạn thì người phụ trách kỹ thuật yêu cầu phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, ngành chăn nuôi thú y, là dược sỹ, hoặc cử nhân hóa dược, sinh học, hóa học.

Để có thể trở thành Bác sĩ thú y giỏi bạn cần chọn môi trường học tập tốt và phù hợp với bạn. Khi bạn là sinh viên ngành Thú y trường Đại học Lương Thế Vinh bạn sẽ được học tập, nghiên cứu trong môi trường hiện đại thân thiện. Các giảng viên, chuyên gia giàu kinh nghiệm nhiệt tình và hòa đồng. Chương trình đào tạo cập nhật hướng ứng dụng, phòng thực hành đạt chuẩn, được thực tập tại các phòng khám thú y, các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực. Chương trình đào tạo bác sĩ thú y của trường bao gồm 156 tín chỉ bao gồm khối kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành, các học phần được chia thành 9 học kỳ trong 4,5 năm học. Sinh viên được cung cấp các kiến thức về sinh lý, hóa sinh, giải phẫu, tổ chức học, bệnh lý học, vi sinh vật thú y, các kiến thức về dược lý, dược liệu, độc chất và miễn dịch học, các kiến thức về bệnh truyền nhiễm, nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, ký sinh trùng… Ngoài kiến thức chuyên ngành sinh viên còn được trang bị các kiến thức về kỹ năng mềm, kỹ năng về tin học, ngoại ngữ, các hội thảo khoa học dành cho sinh viên, các chuyên đề khoa học công nghệ về khởi nghiệp…

nongnghiepvietnam tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *