Những căn bệnh thỏ thường gặp và cách điều trị

Trong kỹ thuật nuôi thỏ thì phòng trị bệnh cho thỏ là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là thỏ con  vì sức đề kháng còn yếu nên rất dễ mắc bệnh.

Nội dung

Thỏ con sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc bệnh

Thỏ con sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc bệnh

Sau đây là một số bệnh thường gặp và cách trị bệnh cho thỏ

Bệnh cầu trùng

Theo những tin tức từ chăn nuôi bệnh cầu trùng do ký sinh trùng Eimeriastiedae có trong ruột, gan thỏ gây ra. Đây là bệnh dễ lây, có thể giết chết hàng loạt thỏ trong trại và lây lan thành dịch nếu từ đầu không có cách phòng trị kịp thời.

Bệnh cầu trùng gây hại cho thỏ ở mọi lứa tuổi, nhưng với thỏ con thì nhiều nhất. Thỏ bị bệnh cầu trùng thời ban đầu không có triệu chứng nhiễm bệnh rõ rệt nên khó phát hiện, khi bệnh nặng thì khó chữa.

Phòng ngừa bệnh cầu trùng cho thỏ bằng cách cho chúng ăn những loại thức ăn sạch sẽ, không ôi thiu. Cỏ rửa sạch hết các tạp chất, nước uống phải thay mới thường xuyên.

Điều trị bệnh cho thỏ với thuốc Trimethoprim – sulfa để diệt coccidia.

Bệnh xuất huyết

Bệnh xuất huyết cũng là bệnh hay lây từ thỏ này sang thỏ khác và có thể giết chết hàng loạt. Thỏ bị bệnh xuất huyết, bị sốt cao, bỏ ăn, kiệt sức, chảy máu mũi rồi chết. Bệnh gây ra do thỏ ăn một loại virus tương tự loại calicivirus,

Hiện nay bệnh chưa có thuốc ngừa và điều trị. Chỉ có cách phòng bệnh là khi phát hiện thỏ bệnh thì nên cách ly khỏi khu vực để tìm cách chữa trị.

Thỏ con có thể mắc bệnh sốt xuất huyết

Thỏ con có thể mắc bệnh sốt xuất huyết

Bệnh tiêu chảy

Theo Y học cổ truyền bệnh tiêu chảy của thỏ là bệnh rất thường gặp và khi phát hiện được bệnh thì bệnh đã rât nặng, không thể điều trị. Bệnh này xảy ra nhiều nhất cho thỏ con và cả thỏ lớn.

Có nhiều nguyên nhân khiến thỏ bị bệnh này: Tiêu chảy do thức ăn: Do thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh, nhiễm khuẩn Eschrischia coli. Có khi khẩu phần ăn thiếu hẳn chất xơ hoặc quá nhiều chất bổ dưỡng

Tiêu chảy do môi trường sống: Chuồng trại quá trống trải nên lạnh lẽo về đêm. Do thỏ bị stress vì quá sợ hãi vì tiếng ồn của môi trường bên ngoài. Phòng bệnh bằng cách gìn giữ khu vực nuôi thỏ được ấm áp, thoáng gió những không lạnh lẽo.

Bệnh ghẻ

Theo thông tin từ bộ nông nghiệp Việt Nam bệnh ghẻ ở là bệnh hay lây nhất, một vài con thỏ trong trại bị bệnh này thì sẽ lây sang các con khác, có thể trở thành dịch nếu không ngăn chặn kịp thời.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này: Do loài ký sinh là Cuniculi thường sống trong tai thỏ. Cũng do các loại ký sinh khác như Sarcoptes scabiei chẳng hạn. Ký sinh trùng sẽ sinh sôi nẩy nở nhanh khi môi trường sống của thỏ quá ẩm thấp, rau cỏ cho thỏ ăn vừa dơ bẩn, vừa ướt. Bệnh này làm thỏ lúc nào cũng cảm thấy bị ngứa ngáy khó chịu, đến nỗi bỏ cả ăn cả uống.  Bệnh lây lan dần khắp mình thỏ, nhưng nặng nhất vẫn là hai bộ phận tai và kẻ ngón chân.

Nên cách ly thỏ khi mới chớm bệnh và nuôi riêng để chữa trị. Cách chữa trị theo dân gian là dùng bàn chải nhỏ chà xát cho tróc vảy ghẻ, sau đó sát trùng ngày vài lần, và liên tiếp năm bảy ngày. Ngày nay, nhiều người sát trùng vết thương với cồn 90 độ, sau đó xức thuốc đỏ hay thuốc xanh để chữa trị.

Bài viết trên đây là những căn bệnh thỏ thường gặp và cách điều trị hiệu quả, bạn nên chú ý vệ sinh chuồng trại sạch sẽ thông thoáng, cho thỏ ăn uống hợp vệ sinh và đầy đủ dinh dưỡng để phòng bệnh hiệu quả.

Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *