Lúa lai Bayer cho mùa vàng bội thu

Cùng họ nhà Bayer, bên cạnh giống lúa TEJ Vàng cho năng suất cao thì giống B-TE1 cũng được nông dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc rất ưa chuộng vì cho năng suất cao mà lại dễ chăm sóc.

Lúa lai Bayer phá tan định kiến cũ.

Nội dung

Định kiến đó ăn sâu, bám rễ từ hơn 20 năm trước khi thế hệ lúa lai thứ nhất của Trung Quốc bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam với năng suất khá cao nhưng chất lượng gạo lại cực tệ, chỉ hợp chế biến hoặc chăn nuôi. Ngày nay với các giống lúa lai thế hệ mới của Bayer định kiến đó đã không còn…

Lúa lai Bayer cho mùa vàng bội thu

Lúa lai TEJ Vàng cho mùa vàng bội thu

Cùng “huyết thống” nhà Bayer, bên cạnh người em TEJ Vàng giỏi giang, người anh cả B-TE1 cũng được nông dân các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc ưa chuộng không kém. Trước đây, định kiến của họ cứ đinh ninh rằng đã lúa lai thì năng suất cao nhưng khó chăm sóc. Đã lúa lai thì cơm nhạt, dẻo ướt khó ăn nên chỉ dùng cho chăn nuôi hoặc nấu rượu, làm bún bánh. Thế nên khi biết đến TEJ Vàng và nhất là B-TE1 họ đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ. B-TE1 được bà con nông dân Bắc Giang yêu thích, sử dụng trong bữa ăn hàng ngày như một món quà quý từ bàn tay, khối óc mình tự làm ra.

Với bộ giống lúa lai của Bayer, để phát huy được thế mạnh cần chọn những chân đất thích hợp. Trên địa bàn Bắc Giang, Bayer định hướng B-TE1 sẽ đưa vào những đồng trũng và những vùng có thể canh tác được giống dài ngày như đang canh tác Bao Thai, U17. Còn TEJ Vàng sẽ đưa vào những vùng có khả năng bị nhiễm bạc lá vì thế mạnh kháng bạc lá sẽ được thể hiện. Giống này cũng rất thích hợp khi cấy ở những vùng chân vàn.

Có chất đất, tiểu khí hậu khá tương đồng với Bắc Giang nên tỉnh giáp ranh Lạng Sơn cũng mạnh dạn đưa giống lúa lai Bayer về địa phương mình. Cụ thể, Trạm Khuyến nông Bắc Sơn đã tổ chức triển khai xây dựng mô hình “Cánh đồng mẫu” áp dụng tiến bộ kỹ thuật cho cây lúa vụ mùa với diện tích 4ha trong đó áp dụng giống B-TE1. Sở dĩ B-TE1 được chọn là bởi đây là giống được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống lúa cũ như: Thích nghi rộng, sinh trưởng khỏe, chống chịu tốt, ít sâu bệnh, cứng cây chống đổ tốt, hạt giống đạt tỉ lệ nảy mầm tối đa, tiết kiệm lượng giống sử dụng (0,6kg giống/sào ruộng cấy), thời gian sinh trưởng trung bình 120 ngày (vụ mùa). Năng suất cao hơn giống lúa lai cùng trà 10%. Gạo thon, cơm ngon mềm và thơm nhẹ, khẩu vị phù hợp với người tiêu dùng.

Dễ chăm sóc, cho năng suất cao.

Mô hình áp dụng hàng loạt các giải pháp kỹ thuật mới như: Gieo sạ bằng công cụ kéo tay, phân bón 100% sử dụng viên nén nhả chậm, không phun thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh theo định kỳ, chỉ dùng khi cần thiết, có sự khuyến cáo của cán bộ chuyên ngành. Qua theo dõi cho thấy, B-TE1 chỉ nhiễm nhẹ với các loại sâu bệnh, đặc biệt bệnh là lem lép hạt, bệnh bạc lá- hai bệnh mà không phải giống lúa lai nào cũng kháng được, chứng tỏ giống B-TE1 phù hợp cho sản xuất vụ mùa.

Năng suất bình quân của mô hình cánh đồng mẫu cao hơn hẳn đối chứng, cụ thể là 87,7 tạ/ha trong khi đối chứng là 50,2 tạ/ha, chênh lệch hơn 27,5 tạ/ha, khiến cho lợi nhuận cũng cao hơn tới 27, 6 triệu đồng/ha.

Mô hình được đánh giá cao về lợi ích xã hội khi bước đầu nâng cao nhận thức và năng lực cho người dân, tạo niềm tin cho họ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, thúc đẩy phong trào sản xuất tại địa phương (mỗi địa bàn xã thực hiện một mô hình thì sức lan tỏa, nhân rộng sẽ nhanh chóng).

Từ chỗ chỉ sản xuất theo kinh nghiệm cố hữu nông dân đã biết tiếp cận kỹ thuật và dần chủ động tìm kiếm và áp dụng. Mô hình còn tác động tích cực đến quá trình chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, từ mùa muộn sang mùa sớm hơn.

Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *