Lợi ích của mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học

Chăn nuôi bằng đệm lót sinh học là một mô hình chăn nuôi mới, an toàn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Kỹ thuật chăn nuôi này được các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam khuyến khích với rất nhiều lợi ích mà nó mang lại.

Nội dung

Kỹ thuật xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo theo mô hình đệm lót sinh học.

Cách xây chuồng cũng không khó lắm, phải theo quy trình hướng dẫn như trấu, mạc cưa và cách ủ men cho phù hợp, với chi phí khoảng 35 triệu đồng/60m2.

Mô hình chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học.

Mô hình chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học.

Mô hình chăn nuôi heo và gia cầm sử dụng phế phẩm nông nghiệp như trấu, mùn cưa, rơm… tạo ra quần thể vi sinh xử lý chất thải của vật nuôi đang được bà con nông dân trên địa bàn tỉnh áp dụng rộng rãi. Đây là phương pháp chăn nuôi trên đệm lót sinh học (ĐLSH) với nhiều yếu tố thuận lợi để người chăn nuôi giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Những lợi ích của mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học.

Lợi ích nổi bật của kỹ thuật chăn nuôi này là hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, rất ít mùi hôi, hạn chế công lao động vì không cần phải quyét dọn chuồng trại và tắm heo, đàn heo ít nhiễm bệnh và mau lớn hơn so với cách nuôi trước đây. Qua thời gian nuôi 2 tháng, đàn heo phát triển nhanh, đến nay trung bình 50-60kg/con.

Chất thải vật nuôi phần lớn hiện đang được xử lý thông qua biện pháp ủ làm phân, hầm biogas, ao sinh học… Tuy nhiên, các phương pháp truyền thống này chưa thể giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường.

Lợi ích của mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học

Mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học giúp giảm ô nhiễm môi trường.

Những hạn chế của phương pháp chăn nuôi trên đệm lót sinh học.

Phương pháp chăn nuôi trên đệm lót sinh học (ĐLSH) cũng đang gặp khó khăn về vấn đề nhiệt do đệm lót gây ra trong mùa khô chưa được giải quyết. Sử dụng ĐLSH khó áp dụng vào chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn vì không thể chăn nuôi với mật độ cao. Mật độ chăn nuôi trong đệm lót chỉ từ 1,5 – 2m2/con heo 60kg.

Trong thời gian tới, các nhà khoa học chăn nuôi sẽ nghiên cứu sâu về mặt phát thải, vệ sinh an toàn thực phẩm với sản phẩm thịt nuôi theo quy trình ĐLSH và những tác động của vi sinh vật đến môi trường sống, tiến tới nghiên cứu để áp dụng chăn nuôi trên ĐLSH theo quy mô trang trại lớn.

Hiện nay, mô hình chăn nuôi heo dùng đệm lót sinh học được ngành nông nghiệp khuyến cáo. Tuy nhiên việc áp dụng và nhân rộng còn chậm vì nhiều lý do, phần lớn nông dân chăn nuôi theo quy trình ao-chuồng- biogas vừa tiết kiệm chi phí, vừa có được chất đốt một phần hạn chế ô nhiễm môi trường.

Nguồn: Tổng hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *