Kỹ thuật nuôi cá lồng trên sông không chỉ giúp bà con tiết kiệm chi phí mà còn giảm thiểu thiệt hại, đạt hiệu quả tối ưu gấp 10 lần so với nuôi cá thông thường.
Nội dung
- Điểm tên những căn bệnh thường gặp ở cây lúa
- Thuốc kháng sinh: Con dao hai lưỡi trong ngành chăn nuôi
- Nông nghiệp Việt Nam và trăm mối lo ngại
Kỹ thuật nuôi cá lồng trên sông hiệu quả gấp 10 lần nuôi ao hồ
Để nuôi cá lồng bè đạt năng suất cao nhất, người nuôi cần chú ý các kỹ thuật nuôi cá lồng trên sông dưới đây:
Vị trí đặt lồng nuôi cá
Vị trí đặt lồng liên quan mật thiết đến việc phát triển của cá và quá trình chăm sóc. Khi đặt lồng, bà con cần lưu ý các vấn đề sau:
- Lồng cá được đặt ở nơi thông thoáng, có dòng nước luôn lưu thông, tốc độ chảy đạt 0, 2 – 0,3 m/s, nước sạch không bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, nước sinh hoạt. Độ sâu từ 3 m trở lên, đáy lồng cách đáy sông ít nhất 0,5 m.
- Không đặt lồng ở nơi nước đứng hoặc nước chảy xiết, những khúc sông hay bị sạt lở.
- Vị trí đặt lồng phải thuận lợi giao thông để thuận tiện trong việc cung cấp con giống, thức ăn, chăm sóc, quản lý, thu hoạch và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm.
- Môi trường nước để đặt lồng tốt nhất phải đảm bảo các yếu tố sau: pH 6,5 – 8,5; DO > 5 mg/l; NH3 < 0,01 mg/l; H2S < 0,01 mg/l, nhiệt độ nước 20 – 330C.
- Vùng nuôi lồng bè nằm trong vùng đã được quy hoạch cho từng đối tượng thủy sản của địa phương hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Vị trí đặt lồng nuôi cá trên sông
Cách đặt lồng bè
Chuyên gia tư vấn nông nghiệp tư vấn cách đặt lồng bè như sau:
- Diện tích lồng bè chiếm không quá 0,2% diện tích khu vực mặt nước lúc cạn nhất. Trên một đoạn sông dài 1.000 m, rộng 500 m chỉ được phép đặt 100 lồng, mỗi lồng diện tích 10 m2/lồng.
- Lồng có diện tích 10 m2 đặt thành từng lồng, mỗi cụm lồng có 15 – 20 lồng, khoảng cách giữa các cụm lồng là 300 – 500 m.
- Các lồng phải được đặt so le để tạo sự lưu thông cho dòng chảy, khoảng cách giữa các lồng là 10 – 15 m, đáy lồng cách mặt đáy sông không nhỏ hơn 0,5 m.
- Trên lồng làm một nhà bảo vệ đủ để cho 1 – 2 người sinh hoạt trông coi thường xuyên, vật liệu làm nhà có thể bằng tôn, gỗ, tre…
Kỹ thuật thả cá giống
Chọn giống:
Bà con có thể lựa chọn các loại cá nuôi lồng trên sông cho hiệu quả kinh tế cao như cá điêu hồng, cá lăng, cá trắm, cá chép… Chú ý chọn con giống khỏe mạnh, không dị hình, dị tật, không xây sát, kích cỡ cá đồng đều để quá trình nuôi được thuận lợi.
Mật độ thả:
Tùy thuộc vào vị trí đặt lồng và các vùng sinh thái thủy vực bà con có thể thả nuôi cá lồng trên sông với mật độ thích hợp. Theo khuyến cáo, mật độ thả cá nuôi lồng trên hồ như sau:
Mật độ thả con giống
Bà con nên thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi thả cá cần phải tắm cho cá giống bằng nước muối 2 – 3% trong 10 – 15 phút để loại bỏ tác nhân gây bệnh như ngoại ký sinh trùng.
Cách quản lý, chăm sóc cá nuôi lồng
Thức ăn cho cá nuôi lồng là thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế.
Đối với thức ăn công nghiệp, cần đảm bảo hàm lượng đạm 20 – 30% để cá có thể phát triển tốt.
Đối với thức ăn tự chế, người nuôi có thể tham khảo một số công thức sau: 60% cám gạo + 10% bột đậu nành + 10% rau xanh + 15% vitamin + 5% khoáng. Hoặc 40% cám gạo + 40% khô dầu lạc + 20% bột cá.
Cho cá ăn ngày 2 – 3 lần, cho ăn đúng giờ để tạo phản xạ cho cá. Định kỳ bổ sung 5 ngày liên tục bằng thức ăn có trộn Vitamin C (2 g/kg thức ăn). Giảm lượng thức ăn khi cá có hiện tượng bắt mồi kém hay thời tiết thay đổi.
Trong quá trình nuôi cần theo dõi tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Kiểm tra tăng trưởng của cá định kỳ 2 lần/tháng để ước lượng được khối lượng cá trong lồng từ đó điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý.
Trước khi thả cá và sau mỗi đợt thu hoạch, bà con cần vệ sinh lồng bè bằng cách đưa lồng lên cạn (nếu có điều kiện) dùng vôi quét trong và ngoài lồng hoặc dùng Chlorine 30 ppm phun lên lồng, sau đó phơi khô 1 – 2 ngày để sát trùng, phòng bệnh cho cá nuôi.
Cá nuôi lồng có thể tiến hành thu hoạch bằng cách thu toàn bộ hoặc thu tỉa cá lớn, tiếp tục nuôi cá nhỏ đến khi đủ trọng lượng đề ra.
Nguồn: Nongnghiepvietnam.edu.vn