Kỹ thuật chăm sóc gà Đông tảo đem lại giá trị kinh tế cao

Gà Đông tảo là một giống gà đem lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi, tuy nhiên để giống gà đem lại giá trị kinh tế lớn thì đòi hỏi người nuôi phải có quy trình cũng như kỹ thuật chăm sóc chuẩn.

Nội dung

Kỹ thuật chăm sóc gà Đông tảo đem lại giá trị kinh tế cao

Thời kỳ đầu đối với gà đông tảo con

Gà Đông tảo là giống gà có nguồn gốc xuất xứ từ xã Đông tảo – huyện Khoái Châu – tỉnh Hưng Yên. Theo đó, giống gà này có lông rất ít nên chịu lạnh kém cần nuôi nhốt. Tùy theo độ tuổi của gà mà bà con nông dân có kỹ thuật chăm sóc gà đông tảo cho hợp lý. Với giống gà trong thời kỳ đầu thì nên ủ điện cả ngày lẫn đêm, bổ sung các loại vitamin trong khẩu phần ăn để gà khỏe mạnh và có sức đề kháng.

Ngoài ra, trong quá trình chăn nuôi gà, bà con nông dân cần giữ gìn vệ sinh máng ăn, máng uốn phải sạch sẽ. Gà ở tuổi này lông tơ vẫn đang phát triển nhiều, mặt và bắp thịt đỏ dần và rất hay cắn đá nhau. Khi gà đạt rọng lượng khoảng 300gam-350gam, gà ăn rất khỏe, hoạt bát. Gà ở tuổi này nên ủ điện vào buổi chiều tối đến sáng, ban ngày thì không cần. Nhưng vào mùa mưa và mùa đông, nên ủ điện cả vào ban ngày để giữ ấm cho gà.

Đối với gà con 2 tháng tuổi

Khi gà con được 2 tháng tuổi thì lông tơ đã rụng hoàn toàn. Trọng lượng khoảng 500gam-600gam, ở tuổi này, gà nên được nuôi thả vườn hoặc nuôi ở diện tích rộng, vì loại gà này rất khó tính, nuôi ở diện tích nhỏ, chúng thường cắn đá nhau, gây thương tích hoặc chảy máu nhiều. Tuy nhiên, gà ở tuổi này không cần phải ủ điện. Nhưng vào mùa đông, nên ủ điện những lúc trời lạnh để giữ ấm cho gà.

Gà Đông tảo đem lại giá trị kinh tế cao

Đối với gà con khi 3 tháng tuổi

Vào giai đoạn này gà đông tảo con phát triển thể trọng rất nhanh, gà ăn rất khỏe, thịt và các cơ bắp đỏ âu. Gà đang bắt đầu trổ lông mã và tập gáy. Gà Đông tảo là loài rất khó tính, không quen nuôi nhốt, quen chạy nhảy nên chuồng trại phải rộng rãi vì thế chất lượng thịt mới ngon, săn chắc.

Theo kinh nghiệm nuôi gà của gia đình nhà bạn Nguyễn Thanh Sơn ( Đông Tảo – Khoái Châu – Hưng Yên – sinh viên Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, gia đình bạn phải mất một năm đến một năm rưỡi nuôi trong môi trường thả vườn, ăn cám tự nhiên không thúc tăng trưởng thì gà mới có thể cho chất lượng thịt tốt.

Khi trưởng thành gà Đông tảo có thể nặng từ 3–6 kg nhưng chúng thường đẻ trứng ít hơn gà thường, bộ chân to vụng về khiến gà ấp trứng rất vụng. Gà bắt đầu đẻ lúc 160 ngày tuổi. Nếu để gà đẻ rồi tự ấp, 10 tháng đẻ 70 quả, khối lượng trứng từ 48-55 gam/quả.

Gà đông tảo thường ăn lúa, bắp tẻ nguyên hạt, hoặc thức ăn gà trộn rau muống, rau lang xắt nhỏ là chính, có thể kèm lúa, bắp xay. Vì thế bà con nông dân có thể sử dụng khẩu phần này để áp dụng nuôi giống gà Đông tảo.

Nuôi gà Đông Tảo cần đặc biệt quan tâm bảo quản gà con. Khi mới nở, ngoài vài cọng lông cánh nhỏ, gà con mang lông tơ đầy mình. Sau 3 – 4 tuần tuổi, gà rụng hết lông tơ mới mọc lông vũ một cách chậm chạp trong 4 – 5 tháng.

Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn – Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *