Kĩ thuật trồng và chăm sóc đu đủ cho ra trái quanh năm, ít sâu bệnh

Áp dụng đúng kĩ thuật trồng và chăm sóc cây đu đủ mang lại năng suất trồng trọt và giá trị kinh tế cao được nhiều bà con nông dân Việt Nam lựa chọn

Nội dung

Quy trình trồng và chăm sóc cây đu đủ rất đơn giản

Quy trình trồng và chăm sóc cây đu đủ rất đơn giản

Theo các Y sỹ y học cổ truyền, trong đu đủ có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe của con người. Vì vậy, để trồng được những trái đu đủ sạch, năng suất thì bạn có thể áp dụng phương pháp trồng và chăm sóc của các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam

Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây đu đủ

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới được trồng và phổ biến rộng rãi ở nhiều nơi. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây đu đủ không khó nên bạn có thể áp dụng trồng cây ở nhiều thời vụ. Đồng thời, cây có thể trồng xen cây lâu năm hoặc trồng thành các vườn chuyên để nâng cao năng suất trồng trọt, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Thời vụ trồng cây đu đủ

Đu đủ có khả năng trổ hoa và đậu trái quanh năm, nhưng tỉ lệ đậu quả thì còn có thể phụ thuộc vào vụ mùa và sâu bệnh. Do vậy, để trồng đu đủ đạt năng suất cao, hạn chế sâu bệnh thì bà con nông dân có thể tiến hành trồng đu đủ vào thời vụ và thời tiết như sau:

  • Vùng đất chủ động tưới tiêu, trồng đu đủ vào mùa mưa (tháng 7 – tháng 8),
  • Vùng đất kém chủ động nước – vùng bị ảnh hưởng của nước lũ ( tháng 10 – tháng 11) trồng sau khi nước rút.

Lưu ý: Bà con nông dân phải đảm bảo khi trồng cây đu đủ, cây con phải đạt từ 20 – 30 ngày tuổi thì cây mới sinh trưởng và phát triển tốt.

Chọn hạt giống

Để chọn được hạt giống tốt nhất thì bạn cần chọn những quả đu đủ chín, sau đó cắt bỏ phần đầu và phần cuống quả, lấy hạt ở phần giữa quả thả ngay vào nước. Cuối cùng, bạn chọn hạt đen chìm, rửa sạch màn nhớt bọc ngoài hạt và đem hong khô rồi tiến hành gieo ngay.

Sau khoảng 10 – 15 ngày, hạt giống bắt đầu nảy mầm thì bạn cần tiến hành phun nước nhẹ để cây không bị thiếu nước. Các chuyên gia tư vấn Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ: Bà con nông dân nên gieo 2 -3 hạt trong bầu nhỏ để trừ hao khi hạt ít nảy mầm, sâu bệnh phá hại và để tỉa bớt cây đực không đậu quả.

Làm đất và trồng cây

Làm đất: Đất phải cày thật sâu phải đập nhỏ vừa lên luống cao 40-50 cm so với mặt rãnh, bạn căn khoảng cách giữa các luống từ 2-2,5 m, mặt luống rộng 1,6-2 m. Tiến hành bón lót 1 tấn phân hữu cơ, 0,3kg Bosat/sào. Đào hố trồng cây ở giữa luống cách nhau 2m một hố. Mỗi sào trồng từ 80-90 cây, bà con nông dân  lưu ý trồng cây thẳng hàng dọc và thẳng hàng ngang để sau này dễ làm cọc cây chống đổ. Phân hữu cơ phải ủ hoai, vôi bột bón lót phải bón đều và trộn với đất, đào hố trước khi trồng đu đủ  thì mới đảm bảo đúng quy trình trồng loại cây này.

Quy cách làm đất và trồng cây đu đủ

Quy cách làm đất và trồng cây đu đủ

Cách bón phân

Sau khi cây trồng được 1 tháng tuổi thì bạn cần tiến hành bón phân cho cây. Quy trình bón phân cho cây như sau:

Bón lót: Từ 1-2kg phân cơ sinh học và 200gr vôi.

  • Cây từ 1 tháng tuổi sau khi trồng: 50gr Phân NPK 16-12-8-11+TE. Pha trong 10 lít nước, sau đó tưới cho cây, 1 tuần tưới 1 lần.
  • Cây từ 1 – 3 tháng tuổi sau khi trồng: Lượng phân bón tính cho 1 cây: 50-100gr/1 lần. Bón 15-20 ngày 1 lần.
  • Cây từ 3 -7 tháng tuổi sau khi trồng bón: Lượng phân bón tính cho 1 cây: 100-150gr NPK 12-12-17-9+TE. Bón 1 tháng 1 lần.

Đến tháng thứ  6, bà con nông dân có thể bón thêm 1kg phân hữu cơ sinh học HG01 và 100gr vôi cho một cây, kết hợp vun gốc. Đồng thời, có thể phun thêm phân bón lá với định kỳ 3 -4 tuần/lần theo nồng độ hướng dẫn.

Chăm sóc

Đu đủ là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó, cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa hoặc khi bị úng, lũ lụt. Tiến hành làm cỏ để loại bỏ nơi trú ẩn của sâu bệnh và dùng rơm hoặc cỏ khô đậy xung quanh gốc vào mùa nắng để giữ độ ẩm và giữ nhiệt độ thích hợp cho cây.

Phòng trừ bệnh

Các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ: vào mùa nắng đu đủ rất dễ bị mắc bệnh nhện đỏ, biểu hiện lá sẽ bị đốm vàng, loang lỗ, sau đó lá bị cháy và rụng. Lúc này bạn cần tiến hành phụ thuốc điều trị: phun một trong những loại thuốc đặc trị sau đây: Danitol, Bi 58 nồng độ 0.1%. Bạn cần luân phiên đổi thuốc hoặc có thể trộn hỗn hợp 2 loại thuốc để phun vì nhện đỏ rất kháng thuốc.

Thu hoạch đu đủ vào thời tiết khô ráo để đem lại hiệu quả kinh tế cao

Thu hoạch đu đủ vào thời tiết khô ráo để đem lại hiệu quả kinh tế cao

Thu hoạch

Khi trái đu đủ đạt kích thước tối đa và bắt đầu chín thì có thể thu hoạch. Quan sát lúc vỏ trái bóng lên, hơi ửng vàng ở chóp trái  thì lúc này nhựa mủ trong cây chảy ra hơi trong. Bà con nông dân cần chú ý thu trái lúc trời nắng ráo, vì vỏ trái khi chín thường mềm dễ bị xây xát, thâm dập, hỏng và rất mất thẩm mỹ.

Quy trình trồng và chăm sóc cây đu đủ không hề khó, đồng thời đem lại hiệu quả và năng suất cây trồng rất cao. Chính vì vậy, bà con nông dân có thể áp dụng phương pháp trồng cây đu đủ ở bài viết trên để sớm có những trái đu đủ ngon, sạch, đem lại nhiều giá trị kinh tế cao.

Hi vọng bài viết trên có thể giúp bà con nông dân có thêm kinh nghiệm cũng như phương pháp chọn giống và trồng cây đu đủ đạt hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình.

Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *