Rơm rạ sau khi thu hoạch lúa nếu biết cách xử lý thì vừa có thể tận dụng làm phân bón cho cây trồng vừa không gây ô nhiễm môi trường.
Nội dung
Lợi ích khi xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ.
Hiện nay bà con nông dân thu hoạch lúa xuân chủ yếu là cắt lưng cây lúa bằng máy hoặc gặt tay, lượng rơm rạ là rất lớn. Nhiều người dân đã xử lý rơm rạ bằng cách đốt, gây khói bụi ô nhiễm lại rất lãng phí.
Rơm rạ có thể xử lý thành phân hữu cơ tốt cho vụ mùa.
Các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam cho biết, nếu sử dụng chế phẩm xử lý rơm rạ sẽ giúp bà con tận dụng được nguồn hữu cơ, hạn chế lúa mùa bị ngộ độc hữu cơ, vận dụng được nguồn rơm rạ này làm phân bón thì sẽ rất tốt cho vụ mùa. Trái lại, nếu không biết cách xử lý, rơm rạ không kịp ngấu, lúa mùa dễ bị ngộ độc hữu cơ, là nguyên nhân gây bạc lá lúa mùa.
Để không lãng phí nguồn hữu cơ quan trọng này đồng thời có thể kịp làm đất để cấy lúa mùa, bà con có thể áp dụng các chế phẩm xử lý rơm rạ đang có trên thị trường như Sumitri, phân vi sinh Azotobacterin, AT-YTB…
Cách làm như sau:
Cách xử lý rơm rạ bằng chế phẩm Sumitri
Thành phần bao gồm: axít humic, axít fluvic, Trichoderma, có tác dụng phân hủy nhanh rơm rạ và các chất hữu cơ, hạn chế các vi sinh vật gây hại.
Lượng dùng: 1 gói 125 g/sào Bắc Bộ (360m2).
Cách xử lý rơm rạ bằng chế phẩm Sumitri: Trộn đều chế phẩm với phân bón hay cát sạch, sau đó rắc đều hỗn hợp vừa trộn vào ruộng rạ rồi cày lồng dập rạ. Giữ nước 7-10 ngày rồi bừa cấy.
Hướng dẫn cách xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ.
Cách xử lý rơm rạ bằng chế phẩm AT-YTB
Thành phần: Bao gồm nhiều vi sinh vật hữu ích như vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, vi sinh vật cố định đạm… Có tác dụng phân hủy nhanh rơm rạ, chất hữu cơ để tạo mùn làm đất tơi xốp.
Lượng dùng: 200 g/sào Bắc Bộ.
Cách sử dụng: Rắc đều chế phẩm AT-YTB trên bề mặt ruộng đã ngâm nước, sau đó bừa ngả vi sinh vật sẽ được trộn đều vào rơm rạ, bùn cấy. Sau 5-7 ngày là có thể bừa cấy được.
Cách xử lý rơm rạ bằng phân vi sinh Azotobacterin
Là loại phân kết hợp nhiều chủng vi sinh vật hữu ích, khi rắc vào gốc rạ có tác dụng phân giải nhanh các chất xơ như rơm rạ, làm đất tơi xốp, thoáng khí, giảm được hiện tượng ngộ độc hữu cơ thường xảy ra trong vụ mùa.
Lượng dùng: 7 – 10 kg/sào Bắc Bộ.
Cách xử lý rơm rạ bằng phân vi sinh Azotobacterin: Sau khi thu hoạch rắc mỗi sào 7 – 10kg phân vi sinh rồi tiến hành cày dầm hoặc lồng dập rạ. Giữ nước 5 – 7 ngày là bừa cấy được.
Theo Danviet.
Được Sưu tầm bởi các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM