Điểm tên những căn bệnh thường gặp ở cây lúa

Nông nghiệp nước ta chiếm một phần lớn là diện tích trồng lúa, mặc dù trồng nhiều nhưng sản lượng lúa mỗi năm đem đến lại không cao, khiến bà con khá vất vả trong trồng trọt.

Nội dung

Nông nghiệp nước ta chiếm một phần lớn là diện tích trồng lúa

Nông nghiệp nước ta chiếm một phần lớn là diện  tích trồng lúa

Những căn bệnh thường xuyên xuất hiện ở lúa

Bệnh vàng lá

Trong nông nghiệp Việt Nam bệnh vàng lá còn được gọi là bệnh vàng lá chín sớm, bệnh thường xuất hiện ở những giống lúa ngắn ngày và cây vụ đông. Bệnh xuất hiện khá muộn, chỉ ở giai đoạn 7 – 10 ngày trước khi trổ cho đến khi thu hoạch, ban đầu sẽ xuất hiện các đốm hình bán nguyệt có màu màu vàng cam trên lá, dần dần sẽ xuất hiện nhiều vết bệnh hơn. Khi lúa bị bệnh vàng lá, nhìn xa rất giống lúa chín nhưng thực chất không phải, bệnh vàng lá khiến cây lúa bị suy dinh dưỡng, năng xuất thu về không cao. Hiện nay để phòng bệnh vàng lá bà con thường phun thuốc khi lúc bắt đầu vào giai đoạn làm đòng hoặc sớm hơn.

Bệnh lùn xoắn lá

Bệnh lùn xoắn lá được phát hiện đầu tiên ở các tỉnh phái Nam về sâu bệnh có tốc độ sinh trưởng và lây lan một cách chóng mặt, bất cứ chỗ nào trồng lúa hoặc các cây rau màu đều có thể mắc bệnh, nhưng đến 90% bệnh xuất hiện nhiều ở lúa. Bệnh lùn xoắn lá làm giảm năng suất nghiêm trọng, cây lúa trổ muộn và trổ không thoát, bông lúa ngắn, tỷ lệ lép cao, các nhánh con đều là nhánh vô hiệu, cây sinh trưởng chậm. Ruộng lúa phát triển không đều, mép lá có thể bị rách hình răng cưa gân lá có màu vàng lợt, trắng, hoặc nâu đậm.

Hiện trên thị trường vật tư nông nghiệp không có thuốc hóa học đặc trị bệnh lùn xoắn lá cho nên trong quá trình gieo trồng bà con cần chú ý một vài vấn đề như: Sử dụng các giống lúa kháng rầy nâu, khi bệnh mới xuất hiện cần nhổ bỏ để tránh lây lan, bố trí sản xuất luân canh hai lúa một màu cần bón phân cân đối hợp lý. Dùng các biện pháp hoá học phòng trị rầy nâu như applaud, Bassa, Mipcin. Áp dụng đúng tiêu chuẩn trong bảo vệ thực vật.

Khi lúa bị sâu bệnh sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cây trồng

Khi lúa bị sâu bệnh sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cây trồng

Bệnh đạo ôn hại lúa

Bệnh đạo ôn hại lúa cũng là một dịch hại nguy hiểm và rất phổ biến ở cả 2 vụ xuân, hè. Hiện hầu hết các giống lúa đang được trồng phổ biến trong sản xuất đặc biệt là những giống có chất lượng gạo ngon đạt tiêu chuẩn xuất khẩu lại là những giống nhiễm hoặc kháng yếu với bệnh đạo ôn. Khi gặp thời tiết không phù hợp mà người trồng lại bón một lượng phân đạm lớn thì bệnh có thể hủy diệt cả ruộng lúa chỉ trong vài ngày.

Bệnh đạo ôn thường gây hại nhiều bộ phận của cây như lá, bông, cuống,bẹ lá và cả bông.Thông thường khi bị bệnh cây lúa nhìn rất còi cọc, khi ra bông đa phần hạt sẽ bị lép vì thế để bệnh không làm ảnh hưởng tới năng suất cây trồng bà con cần thường xuyên kiểm tra ruộng lúa kịp thời và có biện pháp phòng trị phù hợp. Khi phát hiện thấy chớm có bệnh, phải ngưng bón đạm, tuyệt đối không để ruộng bị khô nước. Đồng thời tiến hành phun xịt thuốc ngay.

Sâu đục thân bướm 2 chấm

Trong điều kiện thời tiết nông vụ nóng, ẩm thất thường, bệnh sâu đục thân bướm 2 chấm phát triển rất mạnh. Đối với các tỉnh phía Bắc những năm mùa đông rét đậm kéo dài, vụ mùa khô hạn thường phát sinh bệnh nặng. Bệnh này chúng làm cho thân cây chậm phát triển hơn bình thường rất nhiều. Để bướm không sinh sôi và phát triển ở các vụ sau, người trồng cần bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp, khi thu hoạch xong phải cày lật gốc rạ phơi ải hoặc làm dầm, nên  ngắt dảnh héo, ngắt ổ trứng, bẫy đèn đồng loạt bắt bướm. 

Những căn bệnh trên chúng làm ảnh hưởng rất lớn đến năng  suất của cây trồng cũng như thiệt hại đến kinh tế của bà con. Để sâu bệnh không còn là lỗi lo trong trồng trọt bà con cần có những kiến thức và biện pháp phòng kịp thời để cây được phát triển tốt nhất.

Nguyễn An – nongnghiepvietnam.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *