Điểm mặt một số căn bệnh thường gặp ở cây nho

Nho là cây trồng thường bị nhiều sâu bệnh hại tấn công, để đảm bảo nho cho năng suất cũng như tránh được sâu bệnh hại thì bà con nông dân cần nắm được các căn bệnh thường gặp ở nho và sớm có hướng điều trị kịp thời.

Nội dung

Điểm mặt một số căn bệnh thường gặp ở cây nho

Một số bệnh thường gặp ở cây nho

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, nho là một loại quả giàu giá dinh dinh dưỡng, tuy nhiên quá trình trồng nho, bà con nông dân phải sử dụng rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật do sâu bệnh hại tấn công cây trồng. Vì thế để cây trồng đem lại năng suất cao, bà con nông dân cần nắm được các bệnh thường gặp ở nho để có hướng điều trị cho cây trồng.

Bệnh nấm trắng

Bệnh nấm trắng được người trồng nho ở Ninh Thuận gọi là bệnh nấm xám hay bột xám do nấm Uncinula necator gây ra. Bệnh gây hại cho nho ở nhiều nước trên thế giới, vì thế nếu không phòng trừ bệnh, nho sẽ giảm năng suất và cho chất lượng nho kém.

Để phòng trừ bệnh này, ngoài việc sử dụng nước lưu huỳnh – vôi (canxi polisunfua) 0.05 – 0.1 0B bà con nông dân còn có thể sử dụng hàng loạt các loại thuốc lưu dẫn mà có khả năng phòng trừ bệnh trong thời gian dài từ 7-10 ngày như:

  • Sume- eight 12.5% liều lượng 0.3 – 0.5 kg/ha pha trong 500 – 800 lít nước;
  • Topsin M 70% WP liều lượng 0.5 – 0.7 kg/ha;
  • Anvil 5 SC liều lượng 0.75 – 1.0 lít/ha;
  • Tilt 250 EC liều lượng 0.1 – 0.2 lít/ha.
  • Bayfidan 250 EC, liều dùng 0.4 lít/ha, địng kỳ phun 7 ngày/lần, phun vào giai đoạn sau khi cắt cành và ra lá non.

Một số loại thuốc BVTV khác có tác dụng rất tốt, không những trừ được nấm mà còn kích thích sự phát triển của cây làm quả nho lớn và bóng hơn đã được khảo nghiệm là Score 250 ND với liều lượng 0.1 – 0.15 lít/ha và Tilt super 300 ND – 0.1 – 0.2 lít/ha.

Phòng trừ sâu bệnh hại ở cây nho

Bệnh rỉ sắt

Bệnh rỉ sắt là bệnh nguy hiểm trên nho, chúng xuất hiện đầu tiên ở vùng nhiệt đới, sau lan các vùng nho ôn đới của châu Á từ Srilanca, An Độ và Bắc Java tới Triều Tiên và Nhật Bản cùng nhiều các quốc gia Chây Mỹ. Nếu bệnh rỉ sắt không được loại trừ sẽ khiến cây trộng bị tàn lụi. Tác nhân gây bệnh do nhiều loài nấm, nhưng ở Việt Nam tác nhân gây bệnh được xác định là nấm Kuehneola vitis gây ra.

Để phòng trừ có hiệu quả nên phun sớm ngay khi thấy có vết bệnh bằng một trong những loại thuốc sau:

  • Anvil 5 SC liều lượng 1.0 – 1.2 lít/ha;
  • Score 250 ND, liều lượng 0.15 – 0.2 lít/ha;
  • Viben C liều lượng 1.5 – 2.0 kg/ha.

Bệnh nấm cuống

Bệnh nấm cuống do nấm Diplodia và một số nấm khác gây ra, thực tế căn bệnh này là một “ác mộng” với bà con nông dân trồng nho. Bệnh thường tấn công từ khi bắt đầu nở hoa đến khi quả lớn, thậm chí đến gần ngày thu hoạch làm năng suất trồng nho bị hao hụt đáng kể. Bà con nông dân có thể phòng trừ bằng một trong các loại thuốc sau:

  • Bayfidan 250 EC, 0.4 lít/ha.
  • Curzate M 8.1 kg/ha.
  • Topsin M 70 WP, liều lượng 0.5 – 0.7 kg/ha.
  • Ridomil MZ 72 BHN, liều lượng 2 – 3 kg/ha.

Ngoài những căn bệnh chính kể trên, các chuyên gia dự báo sâu bệnh còn cho biết, nho còn bị một số bệnh khác với mức độ nhẹ hơn và không thường xuyên. Đó là bệnh đốm lá, thẹo quả, mốc xám và thối quả.

Cây nho là đối tượng tấn công của nhiều loài sâu và bệnh hại. Theo đó, việc hiểu biết những loài sâu bệnh về đặc tính xâm nhiễm, gây hại và điều kiện phát sinh của nho là cần thiết để những người trồng nho có phương án phòng trừ hữu hiệu.

Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn – Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *