Đã từ lâu bà con nông dân Đồng bằng sông Cửu Long không còn “mặn mà” với cây ca cao – loại cây từng được kỳ vọng đem lại thu nhập cho người dân Đông Nam Bộ.
Nội dung
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đỗ quyên ngày Tết
- Hướng dẫn cách trồng rau hữu cơ tại nhà đơn giản nhất
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt giúp người nông dân làm giàu hiệu quả
Ca cao mất giá, người nông dân phá bỏ hàng loạt
Ca cao mất giá, người nông dân phá bỏ hàng loạt
Cây ca cao là loại cây trồng chủ lực dài ngày của vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt là tỉnh Bến Tre được các nhà nhập khẩu đánh giá chất lượng nông sản tốt hàng đầu thế giới. Vì thế, có thời điểm diện tích ca cao của tỉnh Bến Tre lên đến 10.600ha. Các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam từng khẳng định, nhu cầu của thị trường thế giới đối với hạt ca cao là rất lớn, do đó nếu diện tích trồng không đủ thì có thể đan xen cây trồng dưới tán cây dừa để giúp nông dân tăng thu nhập gần gấp đôi trên cùng diện tích. Nhưng việc phát triển cây ca cao thời gian mang tính tự phát, “ăn theo” các dự án, các đơn đặt hàng xuất khẩu, trong khi khâu kỹ thuật trồng trọt, thu mua, sơ chế hạt chưa chuyên nghiệp. Khi kết thúc dự án, các đơn đặt hàng không còn tài trợ thì hướng đầu ra rất bấp bênh khiến nhiều người dân chán nản với cây trồng này, từ đó các diện tích trồng ca cao cũng theo đó mà giảm mạnh. Theo thống kê, hiện diện tích trồng ca cao của tỉnh chỉ còn hơn 5.200ha. Do giá ca cao quá thấp nên người nông dân ồ ạt đốn bỏ ca cao vào để chuyển đổi các nông sản khác như cây trồng mới như bưởi, cam, chanh, nho,…
Không nên bỏ ca cao chạy theo cây trồng phong trào
Không nên bỏ ca cao chạy theo cây trồng phong trào
Chia sẻ với chúng tôi, người nông dân ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, nói: “Tại các cuộc hội thảo về cây ca cao, chúng tôi đã lên tiếng phản đối việc mở rộng diện tích trồng ca cao trên xứ đất cù lao bị nhiễm mặn nhưng có nhiều nhà quản lý lại khuyến cáo người nông dân trồng theo các dự án, vì thế mà nhiều diện tích trồng ca cao nay phải đốn hết vì bị nước mặn làm cháy lá, không ra trái, nhiều địa phương còn bị ảnh hưởng nước mặn, thậm chí có những năm cả tỉnh bị nước mặn xâm nhập.Thực tế, việc trồng ca cao đòi hỏi kỹ thuật cao hơn trồng dừa nước rất nhiều, trong khi không phải người nông dân nào cũng có trình độ và quyết tâm. Nên chúng ta không thể làm đại trà để mở rộng diện tích một cách nhanh chóng mà không nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, khi nhiều nước khác trồng ca cao trước vài năm mới trồng dừa thì đạt hiệu quả cao. Còn chúng ta thì đang làm ngược lại…”.
Để phát triển diện tích trồng ca cao bền vững ở Đông Nam Bộ, các nhà quản lý và chuyên gia cho rằng, người nông dân cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ khâu nghiên cứu, tuyển chọn giống, chuyển giao kỹ thuật, liên kết đầu tư vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp với nông dân, đồng thời xây dựng hình ảnh và thương hiệu ca cao Việt Nam để tăng sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu nông sản trên thế giới.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn