Cách phòng và trị ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng là một trong những loại sâu bệnh hại lúa rất nguy hiểm. Bà con cần có cách phòng và trị ốc bươu vàng trước mỗi vụ lúa nếu không sẽ làm giảm năng suất đáng kể.

Nội dung

Đặc điểm của ốc bươu vàng.

Ốc bươu vàng có đặc điểm là sinh sản nhanh chóng, có thể sống được cả dưới nước hoặc trên cạn. Thậm chí chúng có thể sống được trong điều kiện khô hạn nhiều tháng, khi gặp nước, chỉ cần sau 1 đêm là chúng có thể hoạt động trở lại.

Cách phòng và trị nạn ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng cắn phá lúa làm giảm năng suất đáng kể.

– Một số nghiên cứu trong nông nghiệp Việt Nam cho thấy thức ăn của ốc bươu vàng là khoảng 20 loài thực vật như lúa non, cây mọng nước, tảo, bèo…

– Tốc độ sinh sản của ốc bươu vàng cực nhanh, chúng đẻ trứng thành từng ổ với số lượng lớn. Ốc non nở được khoảng 2 ngày sau thì vỏ cứng và ăn rất khỏe. Chúng thường cắn phá lúa non ngang cây. Thời gian hoạt động chính của ốc bươu vàng là vào sáng sớm, chập tối và ban đêm.

– Nạn ốc bươu vàng có thể làm cho ruộng lúa mất trắng khiến nông dân phải gieo cấy lại nhiều lần, lúa sinh trưởng không đồng đều, làm giảm năng suất lúa.

– Biểu hiện của ruộng lúa bị ốc bươu vàng tàn phá là cây lúa đứt ngang thân, thân lúa nổi trên mặt nước hoặc mất khóm lúa…

Cách phòng và trị nạn ốc bươu vàng.

Ốc bươu vàng là một trong những đối tượng gây hại lúa rất nguy hiểm và khó phòng trừ. Để hạn chế ốc bươu vàng, bà con có thể áp dụng một số cách như sau:

– Cách phòng trừ ốc bằng biện pháp thủ công:

+ Làm đất kỹ, cày bừa san đều ruộng, tránh tạo các chỗ trũng nước trong ruộng.

+ Bắt ốc bằng phương pháp thủ công: Nên bắt vào buổi sáng sớm từ lúc mới sạ lúa cho đến 2-3 tuần sau, không được vứt ốc ra bờ ruộng.

+ Sau khi thu hoạch lúa, bà con tiến hành cày lật đất ngay để không cho ốc sinh sống trong đất, trước khi sạ nên cho nước vào ruộng sớm để nhử ốc trồi lên rồi tiến hành cày diệt ốc.

+ Dùng vôi xử lý đất khi chuẩn bị ruộng gieo cấy, cách này tuy tốn kém nhưng rất hiệu quả.

+ Lấy cành cây xương rồng, lá mướp, xơ mướp, cành lá đu đủ… đem thả xuống nước, nhựa của những cây này sẽ làm cho ốc say và nổi lên, từ đó giúp bà con dễ dàng thu bắt ốc.

Cách phòng và trị ốc bươu vàng hại lúa -2

Cách phòng và trị nạn ốc bươu vàng hại lúa.

– Dùng thuốc diệt ốc bươu vàng.

+ Có nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng diệt trừ ốc bươu vàng như Dioto 250EC (Diệt ốc tốt), Deadline Bullet 4%, Snail 700WP… Trong đó Dioto 250EC là loại thuốc được ưa chuộng nhất vì khả năng đặc trị ốc bươu vàng rất tốt.

+ Khi phun thuốc bà con cần làm theo những chỉ dẫn về liều dùng được ghi trên bao bì.

+ Thời điểm phun: Trước khi sạ vài ngày, bà con dẫn nước vào ruộng để nhử ốc bươu vàng trồi lên sau đó tiến hành phun thuốc rồi mới cấy lúa.

* Lưu ý khi phun thuốc:

+ Phải đảm bảo trên ruộng có ốc mới phun, mực nước ở ruộng khi phun thích hợp là khoảng 3-5 cm. Tiếp tục giữ nước ở ruộng 1-2 ngày sau khi phun để đảm bảo diệt nốt ốc còn sót lại trên ruộng.

+ Ruộng phải có bờ bao để tránh ốc từ ruộng khác bò sang.

+ Không phun khi mực nước ở ruộng quá sâu.

+ Nên phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
Để tăng hiệu quả phòng trừ, nên pha Dioto với rỉ đường để tăng tính dẫn dụ. Ruộng nuôi tôm, cá, 7 ngày sau phun có thể thả tôm, cá vào….

Trên đây là cách phòng và trị ốc bươu vàng. Chúc bà con thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *