Các bệnh trên cây cao su: Nguyên nhân và cách phòng trừ

Các bệnh thường gặp trên cây cao su như bệnh nấm hồng, bệnh đốm xương cá, loét sọc mặt cạo. Bà con cùng Nông nghiệp Việt Nam tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng trừ trong bài viết sau.

Nội dung

Cách phòng trừ bệnh loét sọc mặt cạo

Tác nhân: Do nấm Phytophthora palmivora và P. botryose.

Thiệt hại: Bệnh phá hủy một phần hoặc cả mặt cạo.

Cách phòng trừ các bệnh thường gặp trên cây cao su

Cách phòng trừ các bệnh thường gặp trên cây cao su.

Triệu chứng của bệnh: Trên mặt cạo xuất hiện các vệt đen nhỏ, thẳng đứng, các vết bệnh sẽ liên kết thành sọc lớn, vỏ thối nhũng, mủ và nước vàng rỉ ra có mùi thối. Bên dưới vỏ bệnh có đệm mủ. Bệnh thường xảy ra khi khai thác trong mùa mưa.

Cách phòng trị: Không cạo mủ khi cây còn ướt. Dùng thuốc Mexyl MZ 72WP pha nồng độ 2% (pha 200 gr thuốc trong 10 lít nước), dùng cọ quét thuốc đã pha thành băng rộng 1 – 2cm lên miệng cạo sau khi đã thu mủ. Lưu ý: Chỉ dùng thuốc khi bệnh xuất hiện. Cây bị bệnh nặng phải nghỉ cạo để chữa trị dứt điểm, rồi mới cạo lại….

Bệnh đốm xương cá (Corynespora leaf spot)

Tác nhân: Do nấm Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei.

Phân bố: Bệnh xuất hiện quanh năm và mọi giai đoạn sinh trưởng của cây cao su, gây hại quan trọng cho các giống cao su mẫn cảm.

Triệu chứng: Xuất hiện trên lá, cuống lá và chồi với những triệu chứng khác nhau:

Trên lá: Triệu chứng đặc trưng với vết bệnh màu đen có hình dạng xương cá chạy dọc theo gân lá. Vết bệnh lan rộng gây chết từng phần lá, sau đó toàn bộ lá đổi màu vàng cam và rụng từng lá chét một.

Trên chồi và cuống lá: Vết nứt dọc theo chồi và cuống lá dạng hình thoi, có mủ rỉ ra sau đó hóa đen, vết bệnh có thể phát triển dài đến 20cm gây chết chồi, chết cả cây. Trên gỗ có sọc đen, chạy dọc theo vết bệnh.

Phòng trị như thế nào: Phòng trừ sớm khi bệnh mới xuất hiện, cần chú ý phun kỹ mặt dưới lá, định kỳ 7 – 10 ngày phun một lần. Để phòng trị cần dùng thuốc đặc trị có hoạt chất Hexaconazole như Saizole 5SC, phun nồng độ 0,2 – 0,3% hay hoạt chất Carbendazim như Carbenzim 500FL, phun nồng độ 0,3% hay hay hỗn hợp Saizole 5SC + Carbendazim 500FL (tỷ lệ 1 : 1).

Cách phòng trừ các bệnh thường gặp trên cây cao su - 2

Cây cao su lấy mủ.

Bệnh nấm hồng (Pink disease)

Tác nhân: Do nấm Corticium salmonicolor Berk. & Br.

Phân bố: Bệnh nặng ở Đông Nam bộ. Bệnh thường xảy ra trong mùa mưa.

Tác hại: Bệnh xảy ra phổ biến và quan trọng trên cây cao su 4 – 8 tuổi, vết bệnh thường xuất hiện trên thân và cành có vỏ đã hóa nâu.

Triệu chứng: Bệnh thường xảy ra trong mùa mưa, trên thân (thường gặp nơi chảng ba) và trên cành có vỏ đã hoá nâu. Ban đầu trên vết bệnh có mủ chảy và có tơ nấm hình mạng nhện màu trắng, lúc bệnh nặng nấm chuyển sang màu hồng. Khi cành chết, lá khô không rụng, phía dưới vết bệnh mọc ra nhiều chồi.

Phòng trị: Cần phát hiện bệnh sớm để xử lý kịp thời. Dùng một trong những loại thuốc có hoạt chất đặc trị bệnh như: (1) Hoạt chất Validamycine như Vanicide 5SL, phun nồng độ 0,5% hay hoạt chất (2) Hexaconazole như Saizole 5SC, nồng độ 0,5%.

Các loại thuốc trên cần pha với chất bám dính, phun bằng bình phun đeo vai có vòi nối dài, định kỳ 1 – 2 tuần phun lại một lần cho đến khi dứt hẳn. Ngưng cạo những cây bị chết tán và cây bị bệnh nặng. Vào mùa khô, tiến hành cưa cắt cây, cành bị chết và đưa ra bìa lô để đốt.

Theo Báo nông nghiệp Việt Nam.

Được Sưu tầm bởi các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *