Hiện nay ngành chăn nuôi ở nước ta đang chuyển dần theo phương thức chăn nuôi tập trung. Xu hướng này làm ô nhiễm môi trường và dịch bệnh trên đàn vật nuôi ngày khó kiểm soát và phức tạp.
- Hà Nội: Đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong nông nghiệp trong thời đại 4.0
- Mô hình nuôi tôm thâm canh công nghệ cao: Nuôi tôm trải bạt có ngay tiền tỷ trong tay
- Giá heo hơi ngày 16/11: Giá heo miền Nam ổn định, miền Bắc rục rịch tăng
Loại thuốc thú y quan trọng không thể thiếu trong chăn nuôi tập trung đó là kháng sinh. Tuy nhiên, nhiều cơ sở đã sử dụng kháng sinh bừa bãi gây ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn thực phẩm và sức khỏe con người.
Hiện nước ta có tỷ lệ dùng kháng sinh trong chăn nuôi khá lớn
Tình hình quản lý việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Theo thống kê, kháng sinh trong chăn nuôi được nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới 75%. Tuy nhiên chúng không được quản lý chặt chẽ và tiêu thụ bừa bãi. Do đó, nhiều loại kháng sinh cấm vẫn được nhập khẩu, buôn bán tự do và sử dụng vô tội vạ. Việt Nam được xếp vào “một trong những nước có tỷ kệ kháng kháng sinh cao nhất trên thế giới”.
Ở nước ta, vấn đề sử dụng quá liều hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh ở các trang trại lợn và gia cầm quá phức tạp. Đồng thời Việt Nam hiện là một trong ba nước trong khu vực có tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh ở động vật nuôi tăng cao nhất.
Thực trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Theo đánh giá từ nền nông nghiệp Việt Nam 2017, tình trạng người chăn nuôi ở tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Thái Bình sử dụng thuốc kháng sinh diễn ra thường xuyên tần suất từ 3 lần/tháng. Người chăn nuôi còn sử dụng vắc – xin cho gia cầm quá liều lượng cao tới 2 lần so với khuyến cáo.
Khoảng 50% số hộ cho biết họ sử dụng kháng sinh từ lời khuyên của bác sỹ thú y, người bán thuốc thú y, 50% còn lại sử dụng thuốc kháng sinh dựa trên kinh nghiệm. Các loại kháng sinh được sử dụng phổ biến: Amoxicillin, Gentamycin, Tylosine, Enrofloxacin, Neomycin, Tylosin, Tetracyclin, Lincomycin…
Việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi mang đến nhiều hiểm họa tiềm ẩn
Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Vì lợi nhuận, không ít trang trại đã không ngần ngại sử dụng một lượng lớn thuốc kháng sinh cấm. Họ trộn thẳng vào thức ăn cho gia súc, gia cầm mà không cần quan tâm tới sức khỏe người tiêu dùng.
Hậu quả trong sản phẩm thịt, trứng, sữa,.. luôn bị tồn dư lượng thuốc kháng sinh. Khi con người sử dụng thực phẩm này làm ảnh hưởng gan, thận, tim và thậm chí hệ mạch. Trong đó ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi đó là tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Khi thuốc cũ không có tác dụng, thuốc mới chưa có, vi khuẩn gây bệnh có nguy cơ trở thành đại dịch. Nếu tình trạng này tiếp tục, trong tương lai kháng sinh sẽ trở nên vô ích trước những căn bệnh và con người đứng trước không có thuốc chữa, nhiễm trùng, tử vong sớm…
Hậu quả khó lường như vậy. Tuy nhiên, bằng mắt thường người tiêu dùng khi đi mua thực phẩm không thể nhận biết được thực phẩm có tồn dư kháng sinh hay không, thịt nào là ngon hay không ngon. Cuộc đấu tranh chống sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi vẫn hết sức phức tạp.
Hướng giải quyết vấn đề lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Để cải thiện chất lượng thực phẩm thịt có nguồn gốc từ động vật và tránh được tình trạng kháng kháng sinh cho con người thì trước hết phải bắt đầu từ những người chăn nuôi. Cần phải tuyên truyền, giáo dục qua các chương trình tư vấn nông nghiệp cho những chủ chăn nuôi về: mặt lợi của kháng sinh, mặt hại của việc dùng kháng sinh không đúng loại, liều lượng, thời gian gây ảnh hưởng đến chính con người.
Dần hạn chế sử dụng, tiến tới cấm sử dụng kháng sinh để kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi. Đồng thời cũng cần sự vào cuộc sát sao hơn nữa của các cấp ban ngành để hạn chế tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và đe dọa loài người trong tương lai.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn