Thấy được mô hình nuôi tôm thâm canh công nghệ cao có nhiều ưu điểm so với cách nuôi truyền thống, anh Thức đã mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích. Giờ đây, nói về kỹ thuật nuôi tôm, anh Thức không thua kém chuyên gia bởi những cách làm độc đáo, hiệu quả.
- Giá heo hơi ngày 16/11: Giá heo miền Nam ổn định, miền Bắc rục rịch tăng.
- 25 năm nhìn lại ngành chăn nuôi heo tại Việt Nam: Từ nuôi thủ công chuyển sang chuỗi liên kết khép kín
- Tin giá heo hơi ngày 09/11/2018: Khai Phá 18 tỷ USD từ ngành chăn nuôi lợn
Tiên phong nuôi tôm công nghệ cao
Anh Thái Minh Thức được xem là một trong những hộ tiên phong đầu tư nuôi tôm thâm canh công nghệ cao tại ấp Cái Nai, xã Hoà Tân, TP.Cà Mau (Cà Mau).
Anh Thái Minh Thức kiểm tra ao tôm nuôi.
Trao đổi với chúng tôi, anh Thức cho biết: “Trên phần đất của gia đình, tôi đã nuôi tôm thâm canh trong hầm đất được khoảng 10 năm. Khoảng gần 3 năm nay tôi bắt đầu chuyển qua nuôi tôm thâm canh trong ao lót bạt, áp dụng kỹ thuật cao. Nhờ “làm liều” vậy mà thành công hơn tôi tưởng, nhờ đó thu nhập của gia đình ổn định hơn”.
Anh Thức chia sẻ: “Ngày mới bắt đầu chuyển từ cách nuôi tôm truyền thống sang mô hình nuôi tôm công nghệ cao, cả xóm ai cũng ái ngại cho tôi. Vì lúc đó, mô hình này quá mới, họ lo tôi sẽ thất bại. Nhưng tôi đã quyết thì sẽ làm đến cùng. May mắn là tôi được công ty bán con giống nhiệt tình hỗ trợ kỹ thuật cho tôi ở giai đoạn đầu”.
Được biết, qua quá trình học hỏi, năm 2015, anh Thức bắt tay vào cải tạo một đầm nuôi công nghiệp của gia đình, với diện tích khoảng 1.200m2 để thả tôm nuôi thử nghiệm theo hình thức nuôi tôm trải bạt. Ở lần nuôi này, với mật độ nuôi 150 con/m2, anh Thức đã thu được khoảng 3,8 tấn tôm.
Sau quá trình đầu tư bài bản, qua 4 kỳ thu hoạch đầu, anh Thức đều thành công, năng suất từ 24-30 tấn/ha, cao gấp 5 lần nuôi tôm truyền thống.
“Cái khác của việc chuyển từ nuôi ao đất sang ao trải bạt chính là cách xử lý nước, hình thức mới đòi hỏi kỹ thuật cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, khi nuôi tôm mật độ cao, thì với ao đất tôm sẽ không lớn được do nước dễ đục, khó xử lý; trong khi đó với ao trải bạt việc quản lý và xử lý nguồn nước dễ dàng hơn, tôm nhanh lớn” – anh Thức cho biết.
Lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm
Sau khi trừ các khoản chi phí, hiện trung bình anh Thức lãi khoảng 250-300 triệu đồng/ao nuôi tôm.
Anh Thức cho rằng, đối với hình thức nuôi truyền thống rủi ro cao, mỗi năm chỉ nuôi được từ 1-2 vụ. Còn nuôi tôm trong ao trải bạt, nếu nông dân nắm vững kỹ thuật thì mỗi năm có thể nuôi 3 vụ, thu nhập ổn định hơn. Như ở năm rồi, anh Thức thu về khoảng 36 tấn.
Hiện anh Thức đang áp dụng chăn nuôi tôm thẻ trong ao lót bạt, với tổng diện tích khoảng 2,9ha, trong đó tổng diện tích 3 ao nuôi khoảng 4.000m2, và nhiều ao phụ khác. Anh Thức cho biết: Với diện tích ao nuôi tôm trung bình khoảng 1.200m2, với mật độ 200 con/m2, thì tổng chi phí đầu tư khoảng 400 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, hiện trung bình anh Thức lãi khoảng 250-300 triệu đồng/ao.
Theo tin tức nông nghiệp Việt Nam, trung bình tôm giống từ khi bắt về đến lúc thu hoạch là khoảng 90 ngày. Trong đó, sẽ có khoảng 30 ngày tôm được gièo, 60 người nuôi. Ngoài ra, áp dụng công nghệ cao trong nuôi tôm đòi hỏi người nuôi phải chuẩn bị tốt các phương tiện và đặc biệt phải có diện tích đủ lớn để trang bị các ao phụ cận.
Cụ thể, cứ 1.000m2 ao nuôi tôm sẽ cần đến khoảng 4.000m2 đất cho các ao lắng và ao sẵn sàng, nhằm đảm bảo môi trường nước tốt nhất cho con tôm phát triển.
“Lưu ý nhất là trong xử lý nước, phải làm sao cho nước không cho có tảo xanh, đồng thời phải cung cấp đủ oxy cho tôm do nuôi ở mật độ cao. Đối với thời tiết, phải chú ý có lưới che nắng, khi nhiệt độ cao sẽ xuất hiện tảo nhiều. Ngoài ra, tránh thả con giống vào mùa lạnh, tốt nhất thả trước đó để khi tôm lớn sẽ rơi vào thời điểm lạnh, lúc này không còn ảnh hưởng nhiều” – anh Thức chia sẻ.
Hiện tại, áp dụng nuôi tôm thẻ trong các ao lót bạt, ở các ao gièo anh Thức đã trang bị bạt che để không cho nước mưa vào. Thời gian tới, anh Thức dự định sẽ lắp bạt che cả phía trên ao nuôi để không cho nước mưa xâm nhập. Theo anh Thức, cách làm này giúp người nuôi quản lý nguồn nước dễ hơn; hiện đang chuẩn bị ao nuôi khoảng 1.000m2, để thực hiện ý tưởng này.
Nguồn: danviet.vn